Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Người xưa chọn hiền tài



Theo quan niệm của Người xưa, muốn chọn được Hiền tài, trước hết phải có quan điểm đúng về Người tài. Và, phải có tiêu chuẩn rõ ràng để chọn người tài. Hiền tài phải biết lấy nhân nghĩa làm gốc, lấy trí dũng làm cành.
Cha ông ta đã tổng kết: Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia, là của báu của đất nước. Bởi vậy người xưa đã biết dựa vào “Khí lượng” của tướng, để chia Tướng ra làm 6 loại khác nhau:

Tướng mà che điều gian, giấu điều học, không nghĩ đến điều quần chúng đang trách móc, oán ghét. Tướng đó cùng lắm chỉ chỉ huy được mười người!

Tướng mà biết thức khuya dậy sớm, lời lẽ kín đáo, ăn nói dịu dàng, đó là tướng chỉ huy được trăm người.

Tướng mà thắng biết lo, mạnh mà biết giỏi đánh, là tướng chỉ huy được nghìn người.

Tướng mà biết mặt ngoài hăm hở, trong lòng ân cần, biết thương người khó nhọc, thương kẻ đói rét, biết chăn dân đó là tướng chỉ huy được cả vạn người.

Tướng mà biết gần người hiền tài, biết tiến cử người tài giỏi, tính tình cẩn thận, tâm thành thực rộng rãi, biết lo việc dẹp loạn để giữ nước yên dân, đó là tướng chỉ huy được cả triệu người.

Tướng mà biết lấy tín nghĩa để thu phục nhân tâm, bao dung nhân ái với cấp dưới, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, giữa biết việc người, coi anh em bốn bể một nhà, quan hệ tốt với láng giềng để giữ mối hoà khí, đó là tướng chỉ huy được cả thiên hạ.
Nhưng để chọn tướng, người xưa dùng 6 phép thử sau đây:

Thứ nhất, dùng rượu thịt để thử xem người đó có tham ăn, tục uống không? Rượu say để thử thần kinh có vững không? Có giữ được lập trường, thái độ không hay rượu vào lời ra hết sạch!?.

Thứ hai, dùng lời (Lục vấn) để xem trả lời có rõ ràng không, mạch lạc không, có biến hoá không? Hỏi rõ ràng tường tận để xem đức hạnh thế nào? Bởi lẽ danh chính thì ngôn thuận!

Thứ ba, dùng gái đẹp để thử xem có sa ngã trước sắc đẹp không, có đứng đắn không?

Thứ tư, là lấy Vàng để thử xem có thanh liêm không?

Thứ năm, là giao việc khó khăn để thử xem có dũng cảm không, bản lĩnh sáng tạo đến đâu, có chủ động vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ không?

Thứ sáu, là dùng gián điệp để thử xem có trung thành không?!
Và, sau khi phân loại, tổng hợp các phép thử, cha ông ta mới trao gửi giang sơn, cất việc cho họ. Thế mới hay cha ông ta rất công phu, rất coi trọng vai trò tổ chức và thu phục nhân tâm, đồng thời cũng rất thận trọng, dày công lớn trong việc chọn người làm quan, làm tướng.

Chúng ta đang tiến hành đại hội Đảng các cấp, để Đảng mạnh, dân tin, đưa đất nước thoát nghèo, xây non sông rạng rỡ, thì ngoài việc cơ cấu, thành phần. Đại hội các cấp phải thật sự coi trọng tiêu chuẩn, coi trọng Hiền tài; Phải lấy tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh “Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư” của người cán bộ, đảng viên để chọn, thu phục nhân tài phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.

Bởi “cán bộ là cái gốc của phong trào” gốc có vững, có bền không bị sâu mọt, thì phong trào sẽ lớn mạnh.

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Thuyết chân rồng



Hôm trước về quê nói chuyện với mấy thằng tàu khựa về cái lý lẽ…đường lưỡi bò tại đây.

Hôm nay, thấy cái hình vẽ đất nước Việt Nam thành con rồng có hai chân vươn ra lấy 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa… thấy so với cái lưỡi bò lè ra từ cái đầu…là đất nước TQ thì rõ ràng đất nước VN tuy bé nhưng oách hơn và có lý lẽ hơn nhiều…

Oách hơn là vì lịch sử dân tộc Việt Nam đã khởi đầu bằng một huyền thoại cao đẹp, huyền thoại "con rồng cháu tiên".

Tổ tiên chúng ta nói rằng, vua Lạc Long Quân thuộc dòng dõi rồng, phối hiệp với nàng Âu Cơ sinh ra một cái bọc có khoảng trăm trứng. Từ đó sinh ra một dòng giống Việt.
Sau đó, Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau. Mẹ dắt năm mươi con lên núi. Cha đưa năm mươi con xuống biển.

Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: khi cần thì gọi, ta về ngay. Từ đó dòng giống Việt này được phát triển.

Lý lẽ hơn là vì qua biểu tượng rồng tiên trên đây ông bà tổ tiên muốn dạy chúng ta rằng: con người là một kết hợp vừa biến hóa vừa trường cửu, vừa vật chất, vừa siêu phàm, vừa linh ẩn, vừa thường hằng, vừa xinh đẹp dịu hiền, vừa hùng dũng cương quyết, vừa tình vừa lý, vừa chan chứa yêu thương, vừa uy lực vô song.

Lại nữa, từ hình ảnh một cái bọc trong đó thoát ra trăm cái trứng, nói lên tình liên đới thâm sâu của con người. Người Việt Nam gọi nhau bằng đồng bào ruột thịt, nghĩa là cùng chung một bào một bọc. Hơn nữa, tình nghĩa đồng bào ấy không chỉ dừng lại trong biên giới đồng bào ấy, không chỉ dừng lại trong biên giới của một dân tộc mà trải dài đến toàn thể nhân loại. Ðó cũng là ý nghĩa được chứa đựng trong huyền thoại của con rồng cháu tiên, và đó cũng là đạo làm người mà ông bà tổ tiên đã muốn truyền lại cho con cháu mình.

Sống cho ra người, sống xứng với phẩm giá con người, sống cho thật tính người, đó là con đường đích thật để sống. Một cách cụ thể là khi chúng ta sống đúng với vai trò của mình trong gia đình, trong xã hội, đó là lúc chúng ta đang sống đạo làm người.

Nay anh em ta ở Quảng Ngãi nói chung và Lý Sơn nói riêng và nhiều vùng biển khác nữa bị bắt nạt, bị ngăn cản, đe dọa nhưng với truyền thống cha ông…anh, em ta vẫn quyết chí ra khơi xa, bám giữ ngư trường truyền thống.

Tình yêu biển, khát khao chinh phục đại dương luôn cháy bỏng trong tim. “Chỉ có vươn ra khơi xa, bám biển đến cùng mới thực hiện được khát vọng làm giàu từ biển”.
Hoàng Sa là đảo, là biển, là đất đai, máu thịt của Việt Nam, của con cháu Rồng-Tiên. Nơi đó, bao thế hệ tổ tiên chúng ta đã đổ mồ hôi nước mắt, hy sinh xương máu để gìn giữ.

Ngày xưa, cha rồng là Lạc Long Quân trước khi xuống biển có dặn với mẹ Âu Cơ: khi cần thì gọi, ta về ngay.

Nay anh em của ta dưới biển cần, thì anh em ở trên đất liền lẽ nào làm ngơ…
KHÔNG…anh em sẽ luôn hướng về phía có những người anh em lòng gang, dạ sắt… vẫn kiên trì bám biển…và so với cái lưỡi bò kia…thì thuyết chân rồng của chúng ta còn tự hào hơn chứ, sao không!



Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

quê hương...


Hà Nội, 8/5/2009

Một buổi chiều tan học, đang lang thang trên những con đường HN tấp nập. Chợt tôi giật mình đứng sững lại.

Một giọng nói quê hương quen thuộc quá: " Chú ơi, cho tui hỏi đường đến chổ ni đi đường mô đó hả chú..." một cụ già tóc bạc phơ hỏi tôi, nghe giọng tôi nhận ra ngay cụ là người Hà Tĩnh, cụ lên đây thăm con nhưng đi cả buổi sáng vẫn chưa tìm được nơi mình muốn đến.

Nhìn cụ, tôi bảo. "Cụ lên đây con chở cụ đến đó" chở cụ đến nơi, cụ cảm ơn tôi ríu rít. Tôi nhìn cụ bảo, "có chi mô cụ, quê con cũng ở Hà Tinh mà " rồi phóng xe về nhà khi đó trời đã tối khi nào mà tôi chẵng hay.

Từ nhỏ tôi chưa bao giờ phải sống xa nhà cho đến khi đỗ đại học. Vì vậy mà niềm háo hức, hồi hộp khi nghĩ mình sắp bước vào đời sinh viên trong tôi cũng mau chóng tan biến khi chuyến xe khách qua khỏi địa phận Hà Tỉnh… quê hương tôi đã dần xa. Hà Nội. Chốn đô thành ồn ào và tấp nập. Ở đây không có những đợt gió Lào và cát trắng, không có những cây xương rồng gai góc mọc lên giữ nắng cát, không có những tiếng sóng biển vỗ về, không có những tiếng “ chi, mô, răng rứa”…

Tất cả những gì quen thuộc đã xa tôi, sống nơi phố phường tấp nập nhưng tôi vẫn cảm thấy thiếu vắng một cái gì đó. Xung quanh tôi người đông như đi hội nhưng tôi vẫn thấy cô đơn, giật mình tôi đứng sững lại trên đường khi giai điệu quê hương quen thuộc cất lên " Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tỉnh, nhớ núi Hổng lĩnh, nhớ giòng sông La..." Xúc động đến vỡ oà. Tôi nhận ra mình yêu quê hương đến thế, trong tôi quê hương hai tiếng thật thêng liêng.