Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2019

15 điều phải nhớ

1. Trước khi nói phải suy nghĩ kỹ

Hãy sáng suốt với sự tình, thận trọng với lời nói, nói nhiều không hẳn đã có ích. Bình thường nhất định phải quản tốt cái miệng của mình, nếu không sẽ mang đến rất nhiều phiền toái cho bản thân.

2. Gặp chuyện đừng vội kết luận

Cho dù đã có đáp án thì cũng cứ từ từ, đừng vội vã, bởi vì biết đâu sẽ còn phương pháp giải quyết tốt hơn. Đứng ở những góc độ khác nhau sẽ có những đáp án khác nhau, phải học được cách thay đổi tư duy, đặc biệt là khi gặp phải phiền toái, phải học được cách lặng lẽ theo dõi kỳ biến. Học được cách này, rất nhiều khi phiền toái được hóa giải, thậm chí vận may sẽ đến!

3. Học cách coi chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không

Cố gắng đem chuyện phức tạp xử lý theo cách đơn giản nhất, đừng bao giờ đem chuyện đơn giản hóa thành phức tạp.

4. Đừng bình luận về người khác

Trên thế giới này không có “vô duyên vô cớ tình yêu” và cũng không có “vô duyên vô cớ thù hận.” Đừng tham dự vào việc bình luận bất kỳ ai, chỉ cần trong lòng hiểu rõ là được rồi.

5. Tuân thủ quy tắc, sự việc đừng làm đến tuyệt

Làm bất cứ việc gì đều phải tuân thủ quy tắc, người ta nói “kẻ trộm cũng biết rõ là những thứ gì tuyệt đối không thể trộm” là có ý này. Cho nên, làm sự tình gì cũng đừng làm đến tuyệt (đoạn tuyệt, tuyệt tình). Những việc như “giậu đổ bìm leo” tuyệt đối đừng làm, cho người khác đường lui cũng đồng nghĩa với loại bỏ chướng ngại cho mình.

6. Đối với tiểu nhân, hãy đứng xa mà nhìn

Đối với tiểu nhân phải nhường nhịn, lùi một bước biển rộng trời cao. Trêu chọc tiểu nhân là động chạm đến phiền toái, đa phần những kẻ tiểu nhân ở trên đời này là không nên động chạm vào. Từ trước đến nay, thời đại nào cũng có tiểu nhân và chỉ nên đứng xa mà nhìn.

7. Đối đãi với người yêu thương nhất định phải tôn trọng

Người khác yêu thương mình là có nguyên nhân, đừng hỏi tại sao, khi tiếp nhận phải dùng yêu mến nhiều hơn để hồi báo họ. Nhưng mà đừng bao giờ lừa gạt tình cảm của người khác, cho dù bạn không thích, cho dù người ta có khuyết điểm. Đây là tài phú mà bạn có dùng tiền cũng không mua được.

8. Cầm lên được, hạ xuống được

Phải có một tâm thái bình thản. Khi tâm trạng không tốt chính là lúc bạn đang luẩn quẩn trong phiền toái, dằn vặt… kỳ thực sự tình cũng không đến nỗi xấu tệ như bạn nghĩ đâu. Đường đời của ai cũng có lúc cao điểm, có lúc xuống thấp điểm, căn bản không có cuộc đời luôn thuận buồm xuôi gió. Phải học được cách cầm lên được và hạ xuống được. Cầm lên được là một loại dũng khí nhưng bỏ xuống được lại cần một loại ý chí.

9. Quý trọng duyên phận tốt lành, nhưng tuyệt đối đừng bài xích duyên phận không tốt

Duyên phận có tốt có xấu, quý trọng duyên phận tốt cũng đừng bài xích duyên phận xấu. Gặp thoáng qua cũng là duyên phận. Toàn thế giới có mấy tỷ người, chạm mặt ai cũng không hề dễ dàng gì cho nên gặp duyên phận không tốt cũng phải cố gắng khoan dung, cho đối phương một lần cơ hội không thể vừa gặp đã chối bỏ.

10. Đừng để điều không thuận lợi trong sự nghiệp làm ảnh hưởng đến người nhà

Đừng để những điều không thuận lợi trong sự nghiệp làm ảnh hưởng đến người nhà, càng đừng để bất hòa trong gia đình làm ảnh hưởng đến sự nghiệp. Làm như vậy rất không có lợi vì cả gia đình và sự nghiệp đều bị ảnh hưởng, thậm chí bị tổn thất. Nhất là đàn ông, phải có trách nhiệm với cả gia đình và sự nghiệp.

11. Không lừa gạt người khác, cùng đừng để dễ dàng bị lừa

Dựa vào lừa gạt người, hạ thấp người để nâng cao bản thân kết quả chỉ là để lộ ra sự vô tri và bần cùng của bản thân. Ngược lại, bạn cũng cần phải dưỡng được tố chất tốt đẹp và tri thức uyên bác để kẻ lừa gạt không dám đến gần.

12. Là phụ nữ cũng phải coi trọng sự nghiệp

Là phụ nữ đừng có ý nghĩ sự nghiệp không liên quan gì đến mình, việc của mình là ở trong bếp, chăm con… Kỳ thực, hãy để ý đến sự nghiệp một chút. Có sự nghiệp, có công việc bạn sẽ thấy ý nghĩa hơn rất nhiều.

13. Thời gian rảnh rỗi hãy dành để làm phong phú bản thân

Thời gian nhàn rỗi đừng dành để chơi những trò chơi vô nghĩa hay những câu chuyện phiếm vô ích. Hãy đọc một cuốn sách, học cách quản lý một công ty, xem xét tin thời sự, tìm hiểu pháp luật… Những điều này sẽ làm phong phú bản thân bạn đồng thời cũng tạo cho bạn nhiều cơ hội hơn.

14. Giữ vẻ ngoài sạch sẽ

Rất nhiều người khi vừa gặp gỡ đã khiến người khác không muốn gặp lần thứ hai, nhưng có nhiều người lại để lại ấn tượng trong lòng người khác ngay trong lần gặp đầu tiên. Vẻ ngoài không phải quan trọng nhất nhưng không thể xem nhẹ nó. Bạn không nhất thiết phải ăn mặc đắt tiền nhưng nhất định phải giữ đầu tóc, quần áo… sạch sẽ.

15. Trước khi thành công, không cần phải nói với người khác

Khi làm một sự việc gì, trước khi thành công, không cần phải nói cho người khác biết. Nếu như bạn thành công, không cần nói thì người khác tự khắc sẽ biết.

Tự răn!

Cổ nhân thường nói: "Nơi đông giữ miệng, tránh họa vào thân; nơi loạn giữ tâm, tránh gặp sai lầm. Nơi thị phi giữ lời, tránh gặp phiền phức; ngẩng cao đầu làm người, cúi người làm việc"!

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Vịnh Cánh Hoa Đào

Trời để trời nuông, trời phải dạy
Dẫu rằng bé bỏng khéo kiêng khem
Trải bao mưa nắng cùng mưa móc
Vẫn một màu son với chị em 
Cười trận gió đông hăng hái thổi
Thương con bướm trắng phất phơ thèm
Xin ai yêu đến đừng ham nó
Hễ mó tay vào ố nhọ nhem !

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Khóc nội....



Một đời rơm rạ ruộng đồng
Nội đi chỉ tấm lưng còng mang theo
Cỏ vàng, nấm mộ buồn teo
Buốt mưa đêm, rát nắng chiều nội ơi…..


Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Biết bao giờ em hiểu được lòng ta...

 
Ừ thì giận hờn và trách móc…
Ừ thì im lặng và cô đơn…
Ừ thì lòng ta buồn… ta không muốn nói...
Biết bao giờ em hiểu được lòng ta...

Em nợ người một lời nói thiết tha…
Ta nợ bạn ta cả những buổi chiều xum họp.
Em nợ người một buổi xem phim, nhạc.
Ta nợ người thân… dù chỉ một lời chào…

Em nợ người…ta nợ người…
Nợ trả…nợ vay…biết bao giờ là đủ…
Ta nợ vì em…em nợ vì ai…
Tại sao cứ để nợ vay, nợ trả…
Hà Nội, 8 tháng 8 năm 2012

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Chuyện của Nó


Mar 5, 2009 5:18 PM

Không phải mục đích sống nhưng là ý nghĩa để thực hiện những mục đích. Nếu thiếu nó, sự cố gắng chẳng có ý nghĩa gì !



Hồi còn bé nó cư thắc mắc mãi một câu hỏi là, con người sau khi chết sẻ như thế nào??? Liệu có thế giới thứ hai hay không???

Hay con người chết đi chỉ là một hại cát vô tri vô giác, không thể cảm nhận được gì nữa??? 

Câu hỏi đó cứ lảng vảng trong đầu một đứa trẻ mới 9-10 tuổi. Nó muốn đem câu hỏi đó để hỏi nhiều người khác, nhưng nó biết, có hỏi ai đi nữa, củng chẵng thể có được câu trả lời chính xác như nó mong muốn. 

Thời gian trôi đi, nó lớn dần theo thời gian. Nhưng câu hỏi đó vẫn chưa có lời giải đáp. Nó sợ sau khi chết đi nó không được ở bên những người nó yêu thương, nó sợ cảm giác phải ở một mình, nó sợ trở thành hạt cát lẻ loi. Nó khóc. Nó thấy sợ hãi của sự lẻ loi. Và nó cảm nhận được sự quan trọng của tình yêu thương. Nó biết nó cẩn tình yêu của mọi người và nó cũng biết nó cần phải yêu thương lại mọi người xung quanh nó. Vì nó biết cảm giác cô đơn là như thế nào.

15 tuổi nó biết rung động trước người bạn gái xinh xắn. Nó thích được nhìn, ngắm người nó thích, nó cố gắng hoàn thiện mình hơn để gây được sự chú ý của ngườ đó. Nó có thể đứng trước gương hằng tiến đồng hồ để chỉ chải mái tóc. Nó biết được cảm giác nhớ nhung, chờ đợi, khát khao được yêu thương.

18 tuổi, nó đã là sinh viên của một trường đại học. Phải xa nhà xa bố mẹ, nó phải tự làm tất cả, dặt đồ, nấu ăn…nó cảm thấy mệt, những thứ mà xưa nay nó chưa bao giờ phải làm vì ở nhà mẹ nó làm cho nó. Nó biết được sự vất vả của mẹ, biết được tình yêu của mẹ nó với nó là vô hạn. Nó cảm thấy nhớ nhà, nhớ bố mẹ. Hôm nay bố nó điện cho nó bảo là mẹ ốm, nó muốn gặp mẹ. Mẹ nó bảo chỉ bị cảm nhẹ nhưng nó cảm nhận được mẹ nó ốm rất nặng, qua giọng nói của mẹ nó. Nó muốn được về ngay bên mẹ nó. Nó đã khóc trong đêm một mình. Nó nhớ nhà nhớ mẹ. Nó tự bảo “mẹ ơi, thi xong con sẽ về dù chỉ một ngày con cũng sẽ về”. Và thi xong, nó không được nghỉ nhưng nó vẫn về nó đi hơn 300km để về với mẹ với bố nó chỉ một đêm rồi nó lại đi hơn 300km để ra HN học. Nó biết người quan trọng nhất và người nó yêu thương nhất chính là bố mẹ nó.

20 tuổi, nó đã lớn hơn một tí. Sống có trách nhiệm với bản thân, bạn bè, gia đình hơn. Nó lại có những câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn hơn. Nó cứ lẩm bẩm một mình.

Ta là ai????

Rồi nó tự bảo, quá đơn giản ta là ta (It’sMe) là Trần Bang.

Vậy ta sống để làm gì????? 

Chỉ để tồn tại sao ? hay chỉ sống để thực hiện những mục đích bình thường như bao người khác....Học tập, xin việc, đi làm, phụng dưỡng cha mẹ, nuôi con, rồi chết.

Mục đích sống của ta là gì ?????

Việc làm ổn định, con ngoan, vợ đẹp, xe hơi.... KHÔNG. Tất cả nhưng thứ đó không phải mục đích sống của nó.

Ý nghĩa cuộc đời nó là gì ????

Sống có ích, sống cống hiến cho xã hội.... KHÔNG. Những cái đó quá chung chung...không cụ thể. nó muốn biết mục đích đích thực của nó.

Nhưng suy nghĩ mãi nó vẫn không tìm được câu trả lời thích hợp, giống như câu hỏi hồi nó còn bé, đáp án vẫn không có. Nhưng lần này nó không còn khóc hay lo sợ nữa mà nó cười một mình.

Nó tự bảo. KỆ. Nó không quan tâm sau này chết đi sẽ như thế nào, mà bây giờ nó đều nó quan tâm là hiện nay nó sống như thế nào.

Sống làm gì, hay mục đich sống là gì ??? Nó cũng KỆ, nó không quan tâm nữa. Vì nó biết, dù có quan tâm, hay cứ loai hoai với những câu hỏi đó, nó cũng chẵng tìm ra được lời giải đáp. 

Vì vậy nó tự nhủ. Nó có mặt trên cõi đời là sự may mắn của nó, nó được bố mẹ, anh em yêu thương nó cảm thấy hạnh phúc. Và nó thấy được hạnh phúc khi nó yêu thương những người xung quanh.

Nó thích được cảm giác người khác tin tưởng và tôn trọng nó, thế nên nó sẻ luôn tôn trọng, yêu thương và tin tưởng mọi người.

Nó biết, cuộc sống của nó có dài thì cũng được 80 năm nữa. Nó thấy thời gian đó không dài, nhưng cũng đủ cho nó sống hết mình. 

Nó yêu thương nhưng người thân xung quanh nó, và yêu cả những người nó không quen biết, nó sẵn sàng tha thứ cho những lỗi lầm mà người khác gây ra cho nó, nó có cái nhìn bao dung hơn. Và nó muốn nói với bố mẹ, anh chị, bạn bè của nó rằng. Nó yêu tất cả mọi người.

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Người xưa chọn hiền tài



Theo quan niệm của Người xưa, muốn chọn được Hiền tài, trước hết phải có quan điểm đúng về Người tài. Và, phải có tiêu chuẩn rõ ràng để chọn người tài. Hiền tài phải biết lấy nhân nghĩa làm gốc, lấy trí dũng làm cành.
Cha ông ta đã tổng kết: Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia, là của báu của đất nước. Bởi vậy người xưa đã biết dựa vào “Khí lượng” của tướng, để chia Tướng ra làm 6 loại khác nhau:

Tướng mà che điều gian, giấu điều học, không nghĩ đến điều quần chúng đang trách móc, oán ghét. Tướng đó cùng lắm chỉ chỉ huy được mười người!

Tướng mà biết thức khuya dậy sớm, lời lẽ kín đáo, ăn nói dịu dàng, đó là tướng chỉ huy được trăm người.

Tướng mà thắng biết lo, mạnh mà biết giỏi đánh, là tướng chỉ huy được nghìn người.

Tướng mà biết mặt ngoài hăm hở, trong lòng ân cần, biết thương người khó nhọc, thương kẻ đói rét, biết chăn dân đó là tướng chỉ huy được cả vạn người.

Tướng mà biết gần người hiền tài, biết tiến cử người tài giỏi, tính tình cẩn thận, tâm thành thực rộng rãi, biết lo việc dẹp loạn để giữ nước yên dân, đó là tướng chỉ huy được cả triệu người.

Tướng mà biết lấy tín nghĩa để thu phục nhân tâm, bao dung nhân ái với cấp dưới, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, giữa biết việc người, coi anh em bốn bể một nhà, quan hệ tốt với láng giềng để giữ mối hoà khí, đó là tướng chỉ huy được cả thiên hạ.
Nhưng để chọn tướng, người xưa dùng 6 phép thử sau đây:

Thứ nhất, dùng rượu thịt để thử xem người đó có tham ăn, tục uống không? Rượu say để thử thần kinh có vững không? Có giữ được lập trường, thái độ không hay rượu vào lời ra hết sạch!?.

Thứ hai, dùng lời (Lục vấn) để xem trả lời có rõ ràng không, mạch lạc không, có biến hoá không? Hỏi rõ ràng tường tận để xem đức hạnh thế nào? Bởi lẽ danh chính thì ngôn thuận!

Thứ ba, dùng gái đẹp để thử xem có sa ngã trước sắc đẹp không, có đứng đắn không?

Thứ tư, là lấy Vàng để thử xem có thanh liêm không?

Thứ năm, là giao việc khó khăn để thử xem có dũng cảm không, bản lĩnh sáng tạo đến đâu, có chủ động vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ không?

Thứ sáu, là dùng gián điệp để thử xem có trung thành không?!
Và, sau khi phân loại, tổng hợp các phép thử, cha ông ta mới trao gửi giang sơn, cất việc cho họ. Thế mới hay cha ông ta rất công phu, rất coi trọng vai trò tổ chức và thu phục nhân tâm, đồng thời cũng rất thận trọng, dày công lớn trong việc chọn người làm quan, làm tướng.

Chúng ta đang tiến hành đại hội Đảng các cấp, để Đảng mạnh, dân tin, đưa đất nước thoát nghèo, xây non sông rạng rỡ, thì ngoài việc cơ cấu, thành phần. Đại hội các cấp phải thật sự coi trọng tiêu chuẩn, coi trọng Hiền tài; Phải lấy tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh “Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư” của người cán bộ, đảng viên để chọn, thu phục nhân tài phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.

Bởi “cán bộ là cái gốc của phong trào” gốc có vững, có bền không bị sâu mọt, thì phong trào sẽ lớn mạnh.