Rừng là lá phổi xanh, rừng góp phần phòng hộ, điều tiết hạn, lụt, rừng cho gỗ, lâm sản phục vụ đời sống của con người... Tác dụng của rừng, chẳng ai còn phải nghi ngờ.
Thế nhưng, dư luận đã không khỏi bàng hoàng và phẫn nộ khi biết rằng, ở Nghệ An có những kẻ vai mang trọng trách giữ rừng mà lại tham gia và tiếp tay đắc lực cho hoạt động phá rừng. Lương tâm của những kẻ này liệu có bị chảy máu ?
Không chỉ ở Nghệ An mà lời kêu cứu từ rừng vang vọng khắp đất nước Việt Nam, ở đâu có rừng là ở đó cần được bảo vệ. Ở Phanxipăng – đỉnh cao nhất của Đông Dương kể từ khi mở cửa đón du khách, đã có những kẻ không ngại ngần phá rừng. Họ chặt cây làm lán, chặt nứa dựng lều, chặt gỗ đun nấu, đốt lửa trại...
Đã có thời, người ta đua nhau vào rừng, săn tìm những cây gỗ quý, chặt hạ nó để sản xuất những vật dụng trang trí cho gia đình như bình hoa, long-ly-quy-phượng.
Ngoài ra trong những năm gần đây, làn sóng “săn đại thụ” làm cây cảnh, “giết đại thụ” làm trò chơi đã xẩy ra phổ biến, những cây đại thụ thuộc loài gỗ quý như Lộc Vừng (phụng bích tọa sơn), Sy (hạ long bách trụ), Sòi giao long… luôn là đối tượng săn lùng của những tay “đồ tể rừng”.
Và câu hỏi được đặt ra là: trong một ngày sẽ có bao nhiêu cây đại thụ bị giết? và rồi đây liệu trên những cánh rừng, những bờ sông có còn có những cây cổ thụ lâu năm đã chứng kiến bao trầm tích của thời gian nữa hay không?
Trong khi câu hỏi đó vẫn chưa có lời đáp thì rất nhiều người, trong đó có cả những kẻ nhân danh bảo vệ rừng để phá rừng. Bàn tay chúng vẫn đào bới, nhổ tận gốc rễ không cho cây tái sinh, phá hỏng những cây con. Máu rừng vẫn chảy!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.