Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012
Tham nhũng là chống Đảng !
Tham nhũng là căn bệnh.
Theo Giáo sư Văn Như Cương thì căn bệnh này khác thường và nguy hiểm ở chỗ: kẻ nào mắc bệnh mà bị phát hiện ra thì nguy hiểm đến tính mạng, còn nếu không bị phát hiện thì lại sống ung dung sung sướng. Bởi vậy không thể hy vọng các con bệnh tự mình đi khám bệnh...
Tuyệt đại bộ phận người dân không thể mắc bệnh này, dẫu có muốn mắc bệnh cũng chịu. Chỉ có quan chức mới bị mà thôi. Đối với quan chức nhiễm bệnh thì thường chức càng to bệnh càng trầm trọng, quan chức hạng bé thì bệnh chỉ ở mức sơ sơ.
Trong số những kẻ tham nhũng đã được phát hiện thì đảng viên chiếm đa số và trong số; những kẻ tham nhũng sẽ được phát hiện thì chắc chắn đảng viên cũng chiếm đa số. Điều đó không có gì khó hiểu, vì trong thiết kế tổ chức cán bộ hiện nay, những quyền cao chức trọng phải do đảng viên nắm giữ. Ông giám đốc PMU 18 nhất định phải là đảng viên rồi, hơn thế ông ta còn được bầu là đảng viên trong sạch, ông thứ trưởng cấp trên của ông ta càng phải là đảng viên, và còn là phó ban "chống tham nhũng" nữa kia!
Bệnh tham nhũng gây ra nhiều thiệt hại to lớn về tiền của cho dân và cho nước. Nhưng có một thiệt hại hết sức nặng nề không thể tính bằng tiền và của. Đó là nó làm giảm uy tín của đảng, giảm lòng tin của dân vào đảng.
Nếu kẻ thù của chúng ta có thể tìm ra cách gì đó để làm cho bệnh tham nhũng trong đảng viên ngày càng trầm trọng, thì chúng đã tìm ra một ngón đòn chống đảng còn mạnh hơn nhiều ngón đòn khác kể cả ngón "diễn biến hòa bình". Bọn tham nhũng chỉ cần làm cho mọi người hiểu "chống tham nhũng tức là chống Đảng", thì chẳng còn ai dám chống chúng nữa.
Bởi vậy cần đặt vấn đề chống tham nhũng một cách quyết liệt hơn, có tính chất sống còn hơn. Cần quy tội bọn tham nhũng là bọn chống đảng và cần tiêu diệt bọn chúng ngay từ trong trứng. Đảng ta đã có nhiều kinh nghiệm đối phó với những phần tử chống đảng, thì lẽ nào không tiêu diệt được bọn tham nhũng đang chống đảng từ trong đảng?
Khó, ló cái khôn không dễ
Chuyện ách tắc giao thông suốt cả năm nay thiên hạ bàn tán không biết mệt, bàn mãi rồi ách tắc vẫn hoàn ách tắc. Thế mới biết, việc tắc đường vẫn vẫn là đề tài khó. “Khó nên vẫn chưa ló cái khôn”.
Nhớ lại năm 2011, giữa lúc Quốc hội đang bàn thảo chủ trương cắt giảm đầu tư công, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã đề xuất với Quốc hội chi 40.000 tỷ đồng đầu tư cho hạ tầng giao thông…và tất nhiên Quốc hội từ chối.
Rồi sang năm 2012, hàng loạt thứ phí như, phí Hạn chế phương tiện cá nhân, phí ô tô đi vào trung tâm giờ cao điểm và phí bảo trì đường bộ và nhiều loại phí khác đè lên đôi vài người dân...
Mà dân cần, dân mới ra đường chứ mấy ai rửng mỡ chạy rông đâu. Khi đã cần thì dù phí có bao nhiêu dân cũng ráng chồng đủ để ra đường.
Trách nhiệm của ngành GTVT là làm thế nào để mọi người dân tham gia giao thông được dễ dàng, chứ không phải để tham gia giao thông dễ dàng thì hạn chế mọi người dân tham gia giao thông.
Hạn chế dân, rồi hạn chế cả chiến lược của Bộ khác…
Thế mới có người nói, có một bộ xây dựng chiến lược, một bộ tìm đủ mọi cách để hạn chế; một bộ lên kế hoạch phát triển, một bộ kìm hãm bằng đủ các loại thuế, phí...
Ấy là Bộ Công thương đang soạn thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô tới năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 với 2 chủ trương lớn là nội địa hóa và xây dựng những trung tâm cơ khí đủ mạnh để phát triển ngành công nghiệp ô tô.
Nhưng kế hoạch này đang đứng trước nguy cơ phá sản bởi hàng loạt các loại phí nhằm vào ô tô…
Với 20.000 - 30.000 chi tiết cho một chiếc xe hơi, phát triển ngành công nghiệp ô tô kéo theo sự phát triển của rất nhiều các ngành công nghiệp khác; giải quyết hàng trăm ngàn lao động; thu hút vốn, công nghệ nước ngoài..., nên kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô chính là kìm hãm sự phát triển của đất nước. Thế mới hiểu câu “Khó ló cái khôn không dễ”.
Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012
Bằng giả, quyền lực thật
Bằng giả, quyền lực thật…không nói thì ai cũng biết nó là nguyên nhân biến đất nước ta đắm chìm trong lạc hậu, đói nghèo và chậm tiến và là một trong những nguyên nhân dẫn tới suy thoái biến chất trong Đảng.
Năm 2011, ở An Giang đã có đến gần 100 cán bộ, đảng viên xài bằng giả.
Và chỉ mới ba tháng đầu năm 2012, lực lượng chức năng đã phát hiện có tới gần 200 cán bộ bị phát hiện đã thuê người thi hộ để lấy bằng cấp tiếng Anh…
Nhìn những con số này… chúng ta không khỏi giật mình… Vì sao loại tội phạm này lại phổ biến đến thế?
Câu trả lời như vết dao cứa sâu vào lương tri con người Việt: “có cung ắt có cầu, có những kẻ thích lấy hư danh để lừa phỉnh người đời” thì vấn nạn này sao có thể chấm dứt…
Cuộc biến hình bằng cấp trong giáo dục, “giả thành thật”, những kẻ này mở màn cho cuộc biến hình trên quy mô xã hội “quyền lực có thể rơi vào tay những kẻ tri thức giả”.
Bằng cách đó, nhiều vị đã lấy được tấm bằng đại học, rồi leo dần lên cao học. Đấy cũng là một hình thức dối Đảng, lừa dân của những người không có đạo đức, thiếu tự trọng.
Không ai có thể hoàn thành nhiệm vụ của người cán bộ nhà nước, nhất là cán bộ lãnh đạo, với đầu óc rỗng tuếch. Một người bình thường nếu dốt nát chỉ tự khổ cho bản thân, một cán bộ lãnh đạo dốt nát sẽ làm khổ nhiều người, làm khổ xã hội. Nếu nhiều người vô đức, vô tài lọt vào vị trí lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước thì xã hội sẽ còn trì trệ, chậm phát triển, thậm chí thụt lùi. Những người có đức, có tài sẽ không có điều kiện để phát huy.
Và cũng không cần nói thêm nữa… ai sống trong cơ quan có những vị quan chức như thế đã biết … đã cay đắng sống chung với nó, cơ hồ còn khốn khổ hơn sống chung với lũ... người có lương tri thì cảm thấy cay đắng vì buồn, đau và xấu hổ... Vì sao hư danh lấn lướt chính danh? Vì sao người ta nô nức rời bỏ chính danh chạy theo hư danh ghê gớm đến như vậy? Đó là những câu hỏi đau buốt. Nơi nào mà có những kẻ đạo đức giả, bằng giả lên ngôi thì tìm kiếm câu trả lời vừa dễ lại vừa khó. Dễ là nhìn thấy mười mươi, khó là ít ai công khai thừa nhận nó. Khi đó người trung thực, kẻ thực tài không có đất sống, họ bị đẩy ra rìa. Ở bất kỳ nơi đâu, khi hiền tài bị ruồng bỏ, kẻ bất tài khoác áo hư danh hoành hành xã hội, thì ở đó cái họa lớn đã chất đầy.
Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012
Dang dở
Một người bỏ một người đi
Một bài thơ dở dang vì
Lãng quên
Giữa trời
Sao mọc lênh đênh
Một đàn cá lội
Buồn tênh chân cầu
Một người
Đi mất từ lâu
Để người kia hát
Về đâu hỡi người
Hoa bâng khuâng
Rụng không lời
Chim bay ngơ ngác
Cuối trời hoàng hôn
Nguyễn Nhật Ánh
Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012
Thơ viết ngày cuối năm
Bất
lực với ngòi bút
Hỏi
thi ca đâu rồi?
Những
con chữ một thời
Run rẩy
bao ngày tháng
Bất
lực với đam mê
Hỏi
khát khao tuổi trẻ?
Một
khung trời tô vẽ
Tím cả
trời xanh xao
Bất
lực với người ta
Hỏi
hương thơm ngày ấy?
Một
tối nào động đậy
Se sẽ
hồn tin yêu
Bất
lực với con tim
Hỏi ai
và ai nhỉ ?
Hỏi ai và ai thể?
Hỏi ai, ai chối từ…?/
PHAN
ĐĂNG
Không đất…cần cù sao nổi ?
“Dứt khoát lấy đất lúa phải có quy hoạch đã được thẩm định và được Thủ tướng đồng ý trước khi phê duyệt quy hoạch...”
Tuyên bố mới đây của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dường như là lời động viên cho nông dân…
Xuất phát điểm đi lên của Việt Nam là từ nền văn minh lúa nước.
Đất nông nghiệp đối với người nông dân là "miếng cơm manh áo”, là điều kiện để tồn tại, duy trì và phát triển…
Ẩn sâu trong mỗi tấc đất, mảnh ruộng chứa đựng sự cần cù, kiên trì, nhẫn nại…
Thế nhưng, vì công nghiệp hóa, đô thị hóa…nhiều ha đất nông nghiệp đã bị mất…mất đến nỗi trên cả nước chỉ còn 3,8 triệu ha đất lúa...
… Mất vì sự lãng phí trong sử dụng đất đai và… Mất vì sự tắc trách của một số lãnh đạo địa phương…
Người nông dân thì thời đại nào cũng cần cù…cũng phải lo về cuộc sống thường nhật, về kế sinh nhai...nhưng không còn đất…cần cù sao nổi…?
Do không còn đất nên cũng không ít hộ gia đình nông dân đã rơi vào tình trạng bần cùng hoá…
Cứ mỗi ha đất nông nghiệp sẽ có 10 nông dân bị mất việc và với tốc độ 73,2 nghìn ha đất bị thu hồi mỗi năm sẽ có 70 vạn nông dân không có công ăn việc làm…thì con số bị bần cùng cũng dễ dàng mà tính được...
Và dù nhà nước đã có nhiều chính sách để giúp đỡ những người nông dân, nhưng hiện nay họ vẫn là đối tượng dễ bị tổn thương nhất… bởi lạm phát, bởi…điện …bởi xăng...và bởi viện phí… đồng loạt tăng…
Với tuyên bố của Thủ tướng, người nông dân mừng…mừng vì từ nay người nông dân có thể yên tâm mà cần cù…bởi đất nông nghiệp của họ giờ đây đã được đảm bảo hơn…và không dễ bị người chiếm dụng với những cái lý do vô lý…
Tại sao lại muốn chết cùng nhau ?
Câu chuyện ba học sinh ở Đắc Nông chết cùng nhau không chỉ làm mọi người thương tiếc, mà còn gây bàng hoàng và hoang mang cho rất nhiều người !
Bàng hoàng vì họ không thể lý giải được tại sao các em lại làm như thế?
Bàng hoàng vì thảm kịch này có thể xảy ra ở bất kỳ gia đình nào!
Và câu hỏi được đặt ra là tại sao các em nhỏ này lại muốn cùng nhau chết ?
Tại sao các em làm điều đó một cách đơn giản, thong dong và hồn nhiên đến vậy...?
Liệu có phải các em chẳng thấy thiết tha gì với sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày?
Hay các em chẳng tìm thấy điều gì hấp dẫn, tươi vui để biết mình đang sống, được học, được chơi và hạnh phúc cùng bè bạn và gia đình?
Hay các em này thấy lạc lõng và bế tắc?
Hoặc các em cảm thấy khủng hoảng, mất hết phương hướng - sự khủng hoảng của lứa tuổi mới lớn? Không chỉ là sự ngỗ ngược, bất cần và lánh xa người lớn... mà thậm chí có cả những hành động hết sức phi nhân tính như giết người một cách không ghê tay chỉ vì có năm nghìn đồng !
Có thể, người lớn đã quá chủ quan khi nghĩ rằng lớp trẻ ngày nay thừa sức thích ứng và dễ dàng vượt qua thách thức, mà quên mất rằng ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, các em nhỏ này đang thiếu kinh nghiệm sống, họ chưa được chuẩn bị chu đáo các kỹ năng cần thiết để thích nghi một cách chủ động…
Lý do gì đi chăng nữa thì các em cũng đã tự hủy hoại cuộc đời mình!
Các em ra đi, để lại cho chúng ta rất nhiều điều suy nghĩ về con trẻ, về cách hành xử của người lớn với trẻ em! Những gì cần làm bây giờ là tạo cho các em được sống đúng với tâm lý lứa tuổi; được bộc bạch, thể hiện chính mình; được nối kết vòng tay bè bạn. Hãy nhân lên trong các em sự hiểu biết về giá trị cuộc sống, khơi dậy trong các em lòng biết ơn và tình yêu thương con người....
Đừng quá kỳ vọng và đừng yêu cầu quá cao với chuyện thành tích học tập ...
Để những chuyện buồn như chuyện của ba em ở Đắc Nông đừng bao giờ còn nữa!
Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012
Lý lẽ dân đầu bò
Hôm trước về quê mừng sinh nhật thằng bạn thì gặp mấy chú T. khựa (TK) là giám đốc của xưởng gỗ quái gì đó ở Nghệ An sang mời mình rượu...Ừ thì uống. Nhân đây mình cũng hỏi chú T. khựa mấy câu:
KB: Uống với mày một chén và tao cũng có mấy chuyện muốn hỏi mày.
TK: Hỏi gì...
KB: Uống đi đã...
KB: Rượu thì đã uống...Tao hỏi mày, TQ bọn mày có phải là con bò không?
TK: Sao nói vậy?
KB: Tao thấy bọn mày dựa vào cái lý gì đó mà vẽ ra cái lưỡi bò đòi chiếm hết biển, đảo bọn tao...?
TK: Chuyện ấy thì tao phải lên Bắc Kinh hỏi đã.
KB: Hỏi ai?
TK: Hỏi H.C.Đao.
KB: Mày nghĩ...Thằng nào ở TQ nghĩ ra cái lưỡi bò, thì liệu nó có nghĩ chính nó đã biến đất nước TQ là con bò?
TK: Ờ thì....
KB: Thì con bò...
TK: Bò thì đã sao...Miễn quyền lợi thuộc về bọn tao.
KB: CÓ NGHĨA LÀ BẤT CHẤP TẤT CẢ THẬM CHÍ BIẾN THÀNH BÒ ĐỂ CÓ THỂ NUỐT ĐƯỢC QUYỀN LỢI CỦA KẺ KHÁC.
TK: Lý lẽ thuộc về kẻ mạnh...thằng yếu đừng lên tiếng...
KB: khà...mày được...đứng trên đất VN mày vẫn là thằng T Khựa...
TK: Dân tao đi đâu mà chẳng xưng hùng xưng bá...bọn mày yếu thì chịu đi...
KB: Thay mặt những người trẻ tuổi "ở đất nước đang chưa mạnh" xin nói vời mày rằng: Ðất nước Việt Nam có khi thịnh khi suy, lịch sử Việt Nam có khi hưng khi phế, thế hệ trước không giữ được Hoàng Sa nhưng không phải vì thế mà Hoàng Sa trở thành đất của dân "đầu bò". Dân tộc bọn tao, các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau sẽ nhớ rằng: Bất cứ khi nào các điều kiện kinh tế, chính trị và quân sự cho phép, một trong những việc đầu tiên là phải lấy lại Hoàng Sa.
TK: Ờ...Tao chờ...nhưng giờ thì rượu đây... uống, thuốc H.C.Đ đây hút, tí nữa tao mời mày đi chơi...zái...
KB: Cảm ơn mày. Mày mời tao một chén, lịch sự tao uống thêm với mày một chén. Thuốc H.C.Đ thì tao xin phép không hút, zái thì mày tự đi mà chơi lấy...Uống xong chén này mày biến đi hộ tao...mày biết bây giờ cái lũ nhà mày đang bắt giữ những ngư dân của đất nước bọn tao không? Lẽ nào tao có thể vui vẻ mà uống với mày...
KB: Uống với mày một chén và tao cũng có mấy chuyện muốn hỏi mày.
TK: Hỏi gì...
KB: Uống đi đã...
KB: Rượu thì đã uống...Tao hỏi mày, TQ bọn mày có phải là con bò không?
TK: Sao nói vậy?
KB: Tao thấy bọn mày dựa vào cái lý gì đó mà vẽ ra cái lưỡi bò đòi chiếm hết biển, đảo bọn tao...?
TK: Chuyện ấy thì tao phải lên Bắc Kinh hỏi đã.
KB: Hỏi ai?
TK: Hỏi H.C.Đao.
KB: Mày nghĩ...Thằng nào ở TQ nghĩ ra cái lưỡi bò, thì liệu nó có nghĩ chính nó đã biến đất nước TQ là con bò?
TK: Ờ thì....
KB: Thì con bò...
TK: Bò thì đã sao...Miễn quyền lợi thuộc về bọn tao.
KB: CÓ NGHĨA LÀ BẤT CHẤP TẤT CẢ THẬM CHÍ BIẾN THÀNH BÒ ĐỂ CÓ THỂ NUỐT ĐƯỢC QUYỀN LỢI CỦA KẺ KHÁC.
TK: Lý lẽ thuộc về kẻ mạnh...thằng yếu đừng lên tiếng...
KB: khà...mày được...đứng trên đất VN mày vẫn là thằng T Khựa...
TK: Dân tao đi đâu mà chẳng xưng hùng xưng bá...bọn mày yếu thì chịu đi...
KB: Thay mặt những người trẻ tuổi "ở đất nước đang chưa mạnh" xin nói vời mày rằng: Ðất nước Việt Nam có khi thịnh khi suy, lịch sử Việt Nam có khi hưng khi phế, thế hệ trước không giữ được Hoàng Sa nhưng không phải vì thế mà Hoàng Sa trở thành đất của dân "đầu bò". Dân tộc bọn tao, các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau sẽ nhớ rằng: Bất cứ khi nào các điều kiện kinh tế, chính trị và quân sự cho phép, một trong những việc đầu tiên là phải lấy lại Hoàng Sa.
TK: Ờ...Tao chờ...nhưng giờ thì rượu đây... uống, thuốc H.C.Đ đây hút, tí nữa tao mời mày đi chơi...zái...
Bao thuốc H.C.Đ của thằng T Khựa bị nhúng ngay vào cốc bia |
KB: Cảm ơn mày. Mày mời tao một chén, lịch sự tao uống thêm với mày một chén. Thuốc H.C.Đ thì tao xin phép không hút, zái thì mày tự đi mà chơi lấy...Uống xong chén này mày biến đi hộ tao...mày biết bây giờ cái lũ nhà mày đang bắt giữ những ngư dân của đất nước bọn tao không? Lẽ nào tao có thể vui vẻ mà uống với mày...
Mấy thằng T Khựa... |
Ký ức buồn
Đã là kỉ niệm, thì dù vui hay buồn thì cũng khó mà quên được. Nó in hằn mã hóa trong tôi một kỉ niệm sâu lắng… Đã có khi tôi thử quyên đi kỉ niệm đó nhưng nó càng trôi lên mãnh liệt hơn, rạo rực hơn… tựa như nó muốn bốc cháy để tôi nhìn rõ gương mặt tôi hơn trong quá khứ…Và kỉ niệm của tôi TRẦN BANG, có lẽ chỉ là sự tổn thương của tận sâu thẳm niềm tin.
* * *
*
Khi nói về niềm tin, nó nghĩ con ngươi ta không thể sống mà không có niềm tin vào bất cứ thứ gì. Niềm tin cũng có những sức mạnh rất diệu kì của riêng nó. Nhưng khi niềm tin đã bị tổn thương, thì có lẽ chẳng có gì đáng buồn và đáng sợ hơn nữa.
Năm nó lên 5, bố nó ốm. Mẹ nó vào viện chăm bố. Hai anh em nó ở với bà ngoại, tuy nghèo nhưng tình cảm mà bà nó dành cho anh em đã bù đắp được sự thiếu hụt của tình cảm gia đình và vật chất. Nhưng trong ký ức của nó có một kỉ niệm mà nó nhớ mãi không bao giờ quên được, đó là câu chuyện của một ngày trung thu buồn năm bố nó nằm viện.
Đến những ngày này trẻ con hàng xóm được gia đình mua cho đèn ông sao, súng nước và bao nhiêu là bánh kẹo, nó với anh ở với bà, tuy bà rất thương cháu nhưng nào có tiền để cho cháu được bằng bạn bằng bè.
Bà nó đã chắt chiu phần tiền đi chợ ít ỏi để cho cho hai anh em được 500 đồng. Anh nó cầm trên tay tờ tiền 500 đồng màu đỏ mà hai anh em chẳng biết mua gì, đèn ông sao ư? Giá hồi đó đã là 1500 đồng mua sao được. Suy đi tính lại mãi cuối cùng anh nó đã đưa số tiền đó đi mua một tờ giấy màu. Anh nó sung sướng nói “sướng nhé, anh sẽ làm cho mày một lá cờ”, rồi anh nó cắt cẩn thận hình ngôi sao thật đẹp, rồi chạy khắp nơi để kiếm cây nứa về làm cán cờ cho nó, cuối cùng lá cờ đỏ cũng xong.
Nó cầm trên tay sung sướng và mãn nguyện, nó thích lắm. Lúc đó đối với nó lá cờ mà anh nó làm còn quý hơn đèn ông sao hay súng nước… quý hơn tất cả.
Còn số giấy màu vụn còn lại anh nó văn trên một cây gậy nhỏ thành hình cái cốc rồi cho nến vào trong. Thế là tết trung thu đó tuy không có đèn ông sao nhưng nó và anh cũng đã có cái để mà đi chơi đón tết trunh thu.
Tối hôm đó nó và anh được bà cho ăn cơm từ rất sớm để đi đón trung thu cùng bạn bè trong xóm.
Sau khi ăn cơm xong nó và anh hí hửng cầm lá cờ ra đường để đi diễu hành cùng lũ bạn trong xóm, vừa đi được một lúc cây gậy của anh nó bỗng nhiên bốc cháy, hóa ra có một lũ nghịch ngợm phía sau đã châm nến đốt đèn của anh nó, rồi đến lá cờ của nó cũng bị lũ đó xé làm đôi.
Chúng trừng mắt nói “quê mùa, đi giễu hành mà cầm cờ, xé đi cho đỡ xấu đội hình…” lúc đó nó tức lắm, tủi thân lắm nhưng nào làm được gì! Đánh nhau à, hai anh em nó sao đánh được một lũ băn trợn đó, chạy về nhà thì có ai mà mách, mach ai… nhưng rồi thì hai anh em nó cũng bỏ qua chuyện đó lại lũi thỉu theo đoàn đi cho hết đoạn đường.
Cuối buổi diễu hành, sau khi đọc thư chúc tết thiếu nhi của chủ tịch nước là phần phát kẹo, nó khoái lắm kể từ khi bố nó nằm viện mấy khi nó có được cái kẹo nào mà ăn đâu. Ba cô phát kẹo lại là hàng xóm của nó, nó thầm nghĩ “mình đằng nào cũng có phần”.
Nhìn những túi kẹo nhỏ được gói sẵn nó sèm nhỏ dãi, cứ đọc hết tên đứa này đến đứa khác lên nhận, nó cứ đợi… nó ngồi đợi mãi cho đến lượt mình nhưng vẫn chưa thấy cho đến khi đống kẹo cứ cạn dần và trên tay lũ bạn nó đứa nào cũng có kẹo mà tên nó vẫn chưa được đọc. Cho đến lúc trong túi còn hai gói kẹo nhỏ thì nó thầm nghĩ chắc chắn là của hai anh em mình rồi…
Nhưng cuộc đời không như nó nghĩ. Cô phát kẹo nhìn quanh thấy nó mặt buồn tiu ngồi đó, cô hỏi “chưa có kẹo à” nó nhanh nhẩu “cháu chưa ạ”, nó mừng thầm trong bụng, cuối cùng cũng đến lượt mình rồi, nhưng lời của cô bên cạnh chen vào “bố mẹ nó đã đóng tiền đâu, làm gì có tên mà phát kẹo” rồi cuối cùng hai gói kẹo đó được hai cô kia gọi con họ lại cho đưa về, buổi phát kẹo kết thúc mà nó vẫn đứng đó. Đôi mắt nó cố kìm lại không cho giọt nước chảy ra, nó không khóc nhưng cảm thấy tủi thân và gét cay gét đắng mấy cô phát kẹo mà không cho nó…Nó đã hiểu, thế mà nó nghĩ cứ đợi là có kẹo như bao đứa khác. Trong đầu nó bây giờ không nghĩ được gì nữa nó chạy thật nhanh về nhà với bà ngoại nó mà quên rằng nó đã khóc… về đến nhà nó lao vào long bà ngoại nó. Bà nó hỏi đi chơi về có vui không, nó im lặng không nói gì !.
Bà nó lặng lẽ lấy quả bưởi trên bàn thờ xuống, “cậu cho lúc chiều đó” rồi ba bà cháu cùng ăn những múi bưởi thật ngon và mát, đến bây giờ nó vẫn không quên được vị ngọt của những múi bưởi mà ba bà cháu cùng ăn, và ánh mắt mà cô phát kẹo mà không cho nó, nó nhớ mãi.
Đăng ngày: 16:18 26-03-2010
Nhớ thuyền, nhớ bến, nhớ dòng sông
Quê hương – nơi ta có gia đình, bạn bè, và những ký ức
tuổi thơ mà dù có đi xa đến chân trời góc biển thì cũng chẳng thể nào quên được.
Quê hương – nơi có ánh mắt mẹ rưng rưng, nơi bản
thân ta có thể soi lại được mình trong ánh mắt của bạn bè, của dòng sông ta đã
tắm mát mỗi buổi trưa hè oi ả.
Quê hương -
nơi ta có thể hiểu rằng thân phận người vốn dĩ mong manh và mỗi người chỉ
có một gia đình, mất đi không bao giờ có lại, để nhận ra trong vòng tay mẹ là
chốn bình yên nhất cho mỗi cuộc đời.
Quê hương – là nơi đôi chân của trái tim phiêu lãng
cảm thấy ngập ngừng, chênh vênh khi ta cảm thấy mệt mỏi.
Quê hương - …
Quê hương -
“có lẽ ngươi đã quên, ngươi đã không nhớ !?”
Làm sao ta có thể quên được, làm sao ta có thể không
nhớ. Ta ra đi để thỏa mãn niềm đam mê phiêu lãng, ta thích những cuộc rong
chơi. Phía trước mặt vẫn còn rất nhiều những hành trình mới mà lòng hướng tới,
chẳng lẽ lại bỏ cuộc chơi?
Quê hương – “có lẽ ở đấy ngươi sung sướng nên ngươi
không muốn trở về”
Sung sướng ư ???
Còn ở đâu sung sướng hơn khi mỗi sáng thức dậy được
mẹ ta chuẩn bị bữa sáng, chưa kịp tỉnh ngủ thì mẹ đã hỏi trưa nay ăn gì, đi
chơi chưa hết đêm thì mẹ đã loay hoay lo buổi tiếp theo… chăm cho ta từng bữa
ăn giấc ngủ.
Còn ở đâu sung sướng hơn khi đi ra ngõ ta gặp bạn, gặp
bè… nơi mà con người đối xử với nhau bằng sự chân tình, nơi sự bon chen đè bẹp
nhau để leo lên nấc thang của danh vọng dường như không còn ý nghĩa…
Còn ở đâu sung sướng hơn nơi một mái nhà tình mẹ bao dung xoa dịu đi bao
muộn phiền, đớn đau vấp ngã trong đời biết mình vẫn cần được yêu thương và học
cách yêu thương nhiều hơn với cuộc đời này.
Còn ở đâu sung sướng hơn - Quê hương
Ta bỏ đã bỏ lại những ngọn gió đồng thơm nồng mùi
bùn lẫn cùng rơm rạ; bỏ lũy tre xanh có bầy chim sẻ ngoan hiền ríu rít trong mỗi
sớm mai để chạy theo một giấc mơ dài phía thị thành đèn vàng cám dỗ. Rũ bỏ chiếc
áo quê nghèo mẹ choàng cho ta, bỏ quên những chiều mắt mẹ mỏi mòn dõi trông về
phía phố phường mong ngóng tin con, ta quăng mình vào cuộc mưu sinh để đi đến
ngọn núi hoa hồng của đời mình – dẫu rằng ta đã phải đánh đổi bằng cả mồ hôi và
máu, bằng những vết cứa đớn đau và trái tim cũng dần lạnh lùng hơn, không còn ấm
nóng những hiền ngoan như ngày đầu tập làm người lớn nơi ngã ba huyện.
Trên ánh hào quang, ta trải đời mình bằng những cuộc
chơi thâu đêm không hề mỏi mệt, chạy
theo những cuộc tình chớp nhoáng để rồi có lúc đau đớn ngã gục nơi một góc
phòng trong đêm tối, để rồi có những khi
dấy lên một cảm giác chán chường mỏi mệt, thèm một ngọn gió đồng quê trong
lành, thèm gột rửa bụi bặm trên dòng sông quê ngày thơ bé. Và thèm nép vào áo mẹ
như ngày xưa ta bé bỏng dại khờ.
Ôi quê hương ơi – ta nhớ thuyền, nhớ bến, nhớ dòng
sông.
Có thể sẽ là như thế, sẽ đến lúc dừng gót lãng du bởi
như lời ai đó đã thì thầm trong gió vọng đến một ngày mưa buồn thân nằm co ro
nơi căn phòng trống đơn côi, rằng “Chẳng ai có thể tự nuôi sống được mình mãi bằng
những cuộc rong chơi!”. Sẽ có lúc trở về…
Ta sẽ trở về, để lấy thêm sức mạnh nuôi dưỡng những
cho cuộc hành đầy gian khổ và vinh quang phía trước.
Có bớt sự dối trá được không?
HỒ BẤT KHUẤT
Hiện nay đại bộ phận chúng ta không đói, không khát nhưng luôn cảm thấy ngột ngạt, ấm ức, tức tối, vô vọng… Sở dĩ chúng ta có cảm giác này vì sự dối trá đang tràn lan trong cuộc sống. Hầu như ngày nào chúng ta cũng “chạm trán” với sự giả dối, nhưng chúng ta lại cố tình lờ đi vì đấu tranh với sự giả dối không đơn giản chút nào.
Có những sự giả dối vô hại, thậm chí có chút lợi ích nho nhỏ, nhưng đại đa số giả dối có hại – cái hại đó lớn tới mức làm băng hoại đạo đức xã hội, suy tàn quốc gia. Ai cũng ghét sự giả dối nhưng hầu như ai cũng mắc phải.
Trong những người trưởng thành, không ai dám chắc mình trung thực tuyệt đối suốt đời, vì cuộc sống phong phú, đa dạng phức tạp tới mức nhiều khi con người không phân biệt được đâu là thật, đâu là giả. Rất nhiều người tự răn mình là không được dối trá. Họ đã cố gắng làm như vậy cho đến lúc hoàn cảnh bắt buộc họ phải nói dối. Lúc đó họ tự an ủi mình là sự nói dối của mình vô hại, thậm chí là có lợi nho nhỏ. Điển hình cho hoàn cảnh này là nhân vật bà xơ trong tiểu thuyết “Những người khốn khổ” của V. Hugo. Bà xơ này chưa một lần nói dối nhưng để cứu Jean Valjean (người mà bà rất kính trọng) bà đã nói dối cảnh sát.
Có những người cứ nghĩ mình rất thành thật, nhưng không biết là đã bị nhiễm thói đạo đức giả vào tận xương tủy. Lại có những người không có khả năng thành thật với chính mình. Mà không thành thật với bản thân mình cũng là một sự giả dối.
Sự giả dối ít bị lên án, ít bị vạch mặt vì ai cũng cảm thấy mình không đủ tư cách để nói lên điều này. Hơn nữa, nhiều người còn lập luận rằng, họ nói dối với dụng ý tốt, lời nói dối đôi khi lại trở thành hữu ích nếu biết rằng sự thật trong một số trường hợp không có ích cho ai.
Tuy nhiên, với những người sống có nguyên tắc, chủ nhân của những lời nói dối kia vẫn bị khép tội dối trá. Nhưng sự dối trá trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong quản lý điều hành, trong hoạt động chính trị mới ghê gớm. Những sự dối trá này mới chính là nguồn gốc gây nên những điều xấu xa, bẩn thỉu.
Để đấu tranh với sự dối trá, rất cần sự nhận diện, phân biệt, xếp loại. Sự giả dối đã thành một phần của văn hoá ứng xử trong cuộc sống Vào thế kỷ thứ XVIII, ở nước Anh, những người phụ nữ trang điểm còn bị khép tội lừa đảo, nhưng nay việc trang điểm cho phụ nữ đã được đẩy lên thành một nghề hái ra tiền. Con người đã thỏa hiệp với các dạng nói dối vô hại và sự giả dối không lời như sử dụng mỹ phẩm, tóc giả, phẫu thuật thẩm mỹ… Đó là do nhu cầu của cuộc sống.
Nhà văn Mark Twain đã viết: “Người ta giả dối bất cứ khi nào, cả trong lúc ngủ và lúc thức, trong lúc buồn và vui. Nếu người nào đó giữ được cái lưỡi im lặng, anh ta sẽ chuyển sang giả dối bằng thái độ”. Sự giả dối giống như một thứ kỹ năng, tồn tại trong mỗi con người và được sử dụng khá thoải mái.
Đã có một số nghiên cứu nghiêm túc về sự nói dối của con người. Năm 2004, nhà tâm lý học Robert S.Feldman ở Đại học Massachusetts(Mỹ), sau khi phân tích những cuộc nói chuyện của sinh viên với người lạ, đã công bố: Hơn 60% số người có biểu hiện nói dối trong khoảng thời gian mỗi 10 phút. Mức độ dối trá được sắp xếp từ thổi phồng cho đến bịa đặt.
Nam giới và nữ giới có tần suất nói dối như nhau, nhưng mục đích nói dối khác nhau. Trong khi phụ nữ có khuynh hướng giả dối để đối tượng yên tâm thì nam giới lại dùng sự giả dối cốt để tự an ủi chính mình. Vì sao con người dễ dàng lừa dối và bị lừa dối đến vậy? Vì điều đó góp phần không nhỏ vào sự thành công trong quá trình sinh tồn của chúng ta.
Dối trá để tồn tại, dối trá để giúp nhau, dối trá để thăng tiến… Có thể nói, dối trá là một “sản phẩm đa năng” được sinh ra từ não bộ, giúp con người thoát hiểm trong nhiều trường hợp nguy cấp. Nhưng cũng chính dối trá hủy hoại nhiều điều tốt đẹp ở con người. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, những người bình thường nói dối cho yên chuyện, để hưởng lợi tí chút.
Còn những người có chức, có quyền nói dối để thực hiện những dự tính, những âm mưu của mình. Chính vì vậy đây là sự dối trá rất nguy hiểm vì chúng thường được tô vẽ cho tốt đẹp hoặc được “bảo kê” bằng sự đe doạ. Họ dựa trên nguyên tắc: Con người nếu không tin thì cũng phải biết sợ.
Người Việt Nam hiện nay có lẽ sợ công an nhất. Đến bọn trẻ con không chịu ăn, mẹ dọa: “Không ăn các chú công an đến bắt bây giờ!”, thế là chúng nó nuốt lấy, nuốt để. Dối trá đã có điều kiện phát triển tràn lan và đang tác oai, tác quái.
Bệnh thành tích là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự dối trá tập thể. Điều này chúng ta dễ dàng nhận ra khi các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan làm báo cáo tổng kết cuối năm thời bao cấp.
Đọc các báo cáo này, chúng ta thấy hầu hết đều đạt được những thành tích cao, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Đây là sự dối trá của nhiều tập thể, chính vì vậy mà có những lúc chúng ta phải cãi vã với nhau để giành được quyền mua một chiếc áo may ô hay một ống kem đánh răng.
Cũng xin được nói thêm là việc báo cáo láo chính là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cường quốc Liên Xô sụp đổ. Những số liệu thống kê đẹp đẽ đã khiến một số nhà lãnh đạo quan liêu vẫn tưởng rằng Liên Xô đang phát triển vững chắc.
Sự thật, cuối những năm bảy mươi của thế kỷ XX kinh tế Liên Xô đã bước vào suy thoái. Dân khổ nên người ta chán chế độ, lười làm việc, chờ cơ hội để phán kháng. Bây giờ ở Việt Namchúng ta không thiếu đồ dùng nữa nhưng không phải vì thế mà sự dối trá ít đi.
Sự dối trá hiện nay trở nên tinh vi hơn, xảy ra ở cả những nơi tôn nghiêm, sang trọng.
Do vậy, ảnh hưởng xấu của nó cũng ghê gớm hơn, lâu dài hơn.
Đảng Cộng sản Việt Namđang phát động phong trào chỉnh Đảng nên tôi nói thêm điều này: Rất nhiều người dối trá khi vào Đảng. Chỉ cần so sánh những việc làm của họ hiện này với những lời thề, lời hứa tại lễ kết nạp là chúng ta nhận ra sự dối trá ngay thôi.
Tôi xin nói cụ thể hơn: Cách đây khoảng 30 năm, tôi (khi đấy đang công tác tại Tạp chí Cộng sản) có tham gia cùng với một nhóm nhỏ của Ban Tuyên huấn Trung ương điều tra (chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu) động cơ vào Đảng. Kết quả thế này (đương nhiên là chỉ tương đối thôi, khó chính xác vì chúng tôi làm trong diện hẹp, phương pháp chưa thật sự khoa học): 1. Vì lý tưởng cộng sản: khoảng 7%; 2. Để có cơ hội tiến thân: khoảng 50%; 3. Cho yên chuyện: khoảng 43%. Trước cách mạng tháng 8 – 1945 và trong thời kỳ chiến tranh, đại đa số vào Đảng là vì lý tưởng vì vậy Đảng rất mạnh.
Còn bây giờ phần lớn những người vào Đảng lại không vì lý tưởng thì làm sao cho Đảng mạnh đây?! Chỉnh Đảng có giải quyết được vấn đề này không? Thật đáng lo là trong khoa học, trong giáo dục sự dối trá cũng đầy rẫy.
Tuyển sinh sau đại học hiện nay gian lận nhiều nhất.
Nhiều người khẳng định: Tại một số cơ sở đào tạo sau đại học, nếu không chạy tiền thì không thể nào thi đỗ để làm thạc sỹ, tiến sỹ! Hậu quả đáng buồn là khoa học – lĩnh vực đáng ra phải tuyệt đối trung thực cũng không thể “giữ mình” được nữa.
Tại sao có sự dối trá trong khoa học? Tại vì họ phải chạy chọt mất tiền mới thành thạc sỹ, tiến sỹ! Hơn nữa, nếu có những nhà khoa học được đào tạo minh bạch, nghiêm túc; họ lạị bị quản lý theo luật công chức như quản lý các nhân viên hành chính.
Vì vậy đáng ra các nhà khoa học chỉ tập trung vào nghiên cứu, sáng tạo thì lại phải đối phó với rất nhiều thứ. Có một số viện nghiên cứu khoa học ở Hà Nội bắt tất cả cán bộ, nhân viên phải lấy vân tay để làm thẻ vào cửa.
Những người không chịu làm thẻ thì bị kỷ luật, thậm chí không được vào phòng làm việc. Còn những người làm thẻ rồi, đến phòng làm việc ngủ vẫn được chấm công. Quản lý như vậy không sinh ra sự dối trá mới lạ!?
Về nguyên tắc, ở đâu mà sự dối trá ngự trị thì ở đó khoa học không hoạt động có hiệu quả được. Khoa học ViệtNam vài chục năm nay hầu như không có thành tựu gì đáng kể. Xây dựng một trường đại học có chất lượng cao, có đẳng cấp quốc tế chúng ta cũng không làm được thì nói gì đến những phát minh?! Điều này có nhiều lý do, nhưng lý do chính là nền khoa học của chúng ta đang bị tha hoá, đang có sự dối trá ở trong đó.
Nhưng xét cho cùng, sự giả dối vẫn là thói xấu bị muôn đời bị con người căm ghét. Đã căm ghét thì phải tìm cách đấu tranh, loại bỏ. Nhận diện sự giả dối không hề khó. Chỉ qua một vụ rắc rối ở Tiên Lãng, chúng ta đã thấy sự dối trá phơi bày ra cả. Sự dối trá nổi đình nổi đám nhất, chưa biết thuộc về ai? Một số người phản ánh: Bí thư Thành ủy Hải Phòng nói ngược lại kết luận của Thủ tướng.
Những người lãnh đạo Câu lạc bộ Bạch Đằng khẳng định ngược lại. Sự thật chỉ có một, cái không đúng với sự thật là dối trá. Chỉ có điều chưa ai làm rõ điều này. Đã có toàn văn kết luận của Thủ tướng. Chỉ cần công bố nội dung buổi nói chuyện của Bí thư Thành ủy Hải Phòng, chúng ta biết được ai là người dối trá và Bí thư có nói ngược lại kết luận của Thủ tướng không?
Đấu tranh với dối trá mới là điều cần bàn, cần động viên nhau vì đây là việc làm nguy hiểm. Tại sao nguy hiểm? Bởi vì sự dối trá gây nguy hại nhiều nhất thuộc về những người có chức, có quyền.
Cái câu tục ngữ “Muốn nói gian làm quan mà nói” tưởng chí đúng với quan ngày xưa, hóa ra đúng với cả thời nay.
Vấn đề nơi đỗ xe đang nóng bỏng ở Hà Nội. Hậu quả của việc này cũng do sự dối trá gây nên: Bao nhiêu điểm quy hoạch để đỗ xe thì họ lại làm việc khác. Ai làm được việc này nếu không phải là quan chức?
Một ví dụ cụ thể: Báo chí (đặc biệt là báo Tiền Phong) phản ánh về những sai phạm trong việc cống hoá đoạn mương Liễu Giai – Linh Lang trên đường Phan Kế Bính để làm chỗ đỗ xe. Lãnh đạo quận Ba Đình và Tp Hà Nội đã vào cuộc. Họ nói chắc nịch: “Phần nào làm không đúng với thiết kế phải dỡ bỏ!”. Có người tưởng đây là thái độ quyết liệt và trung thực, nhưng phần lớn nhận ra rằng, đây chỉ là sự giả dối vì không chỉ rõ thời gian và cơ quan phải làm việc này.
Và đến nay toàn bộ công trình xây dựng ở đây đã được đưa vào sử dụng, nhưng lại là của hàng bán xe máy, quần áo, quán cà phê… Như vậy, chúng ta biết được sự giả dối, đã đấu tranh nhưng không có hiệu quả. Đấy chỉ là một ví dụ nhỏ và rất cụ thể thôi. Trong cuộc sống hiện nay, còn nhiều sự giả dối to lớn và nghiêm trọng hơn nhiều vẫn tiếp tục diễn ra một cách công khai. Chuyện bức xúc nhất hiện nay là hàng loạt ô tô, xe máy bỗng nhiên bị cháy mà không rõ nguyên nhân – đây là hậu quả tổng hợp của nhiều sự giả dối cùng một lúc, trong đó có xăng bị pha chế, có sự bất lực của khoa học, có sự vô trách nhiệm của những người quản lý.
Bắt quả tang những người làm bẩn xăng có khó không? Không khó, báo chí đã chỉ ra. Tìm ra nguyên nhân cháy xe có khó không? Cũng không vì cấu tạo ô tô, xe máy chẳng còn gì là bí ẩn nữa. Cái khó ở đây là những người có trách nhiệm chỉ giả vờ quan tâm, giả vờ tích cực, giả vờ quyết liệt. Nguyên nhân xe cháy chắc chắn sẽ được tìm ra vì đây là một vụ việc cụ thể và không quá rối rắm. Cái đáng lo nhất hiện nay là sự giả dối ở tầm vĩ mô.
Nói một cách rõ ràng, thẳng thắn thì những phát biểu chung chung, những lời hứa hão, những mục tiêu to tát không đi kèm những biện pháp khả thi cũng là sự giả dối. Hơn nữa, sự giả dối loại này gây tác hại to lớn và lâu dài. Mà đấu tranh với những loại giả dối này là vô cùng khó. Muốn đấu tranh có hiệu quả với sự giả dối, cần phải có sự dũng cảm ở trong mỗi con người. Một khi con người không sợ hãi mới mong đấu tranh với sự dối trá có kết quả. Chiến dịch chỉnh Đảng đang bắt đầu, có hy vọng gì không?…
H.B.K
Hiện nay đại bộ phận chúng ta không đói, không khát nhưng luôn cảm thấy ngột ngạt, ấm ức, tức tối, vô vọng… Sở dĩ chúng ta có cảm giác này vì sự dối trá đang tràn lan trong cuộc sống. Hầu như ngày nào chúng ta cũng “chạm trán” với sự giả dối, nhưng chúng ta lại cố tình lờ đi vì đấu tranh với sự giả dối không đơn giản chút nào.
Có những sự giả dối vô hại, thậm chí có chút lợi ích nho nhỏ, nhưng đại đa số giả dối có hại – cái hại đó lớn tới mức làm băng hoại đạo đức xã hội, suy tàn quốc gia. Ai cũng ghét sự giả dối nhưng hầu như ai cũng mắc phải.
Trong những người trưởng thành, không ai dám chắc mình trung thực tuyệt đối suốt đời, vì cuộc sống phong phú, đa dạng phức tạp tới mức nhiều khi con người không phân biệt được đâu là thật, đâu là giả. Rất nhiều người tự răn mình là không được dối trá. Họ đã cố gắng làm như vậy cho đến lúc hoàn cảnh bắt buộc họ phải nói dối. Lúc đó họ tự an ủi mình là sự nói dối của mình vô hại, thậm chí là có lợi nho nhỏ. Điển hình cho hoàn cảnh này là nhân vật bà xơ trong tiểu thuyết “Những người khốn khổ” của V. Hugo. Bà xơ này chưa một lần nói dối nhưng để cứu Jean Valjean (người mà bà rất kính trọng) bà đã nói dối cảnh sát.
Có những người cứ nghĩ mình rất thành thật, nhưng không biết là đã bị nhiễm thói đạo đức giả vào tận xương tủy. Lại có những người không có khả năng thành thật với chính mình. Mà không thành thật với bản thân mình cũng là một sự giả dối.
Sự giả dối ít bị lên án, ít bị vạch mặt vì ai cũng cảm thấy mình không đủ tư cách để nói lên điều này. Hơn nữa, nhiều người còn lập luận rằng, họ nói dối với dụng ý tốt, lời nói dối đôi khi lại trở thành hữu ích nếu biết rằng sự thật trong một số trường hợp không có ích cho ai.
Tuy nhiên, với những người sống có nguyên tắc, chủ nhân của những lời nói dối kia vẫn bị khép tội dối trá. Nhưng sự dối trá trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong quản lý điều hành, trong hoạt động chính trị mới ghê gớm. Những sự dối trá này mới chính là nguồn gốc gây nên những điều xấu xa, bẩn thỉu.
Để đấu tranh với sự dối trá, rất cần sự nhận diện, phân biệt, xếp loại. Sự giả dối đã thành một phần của văn hoá ứng xử trong cuộc sống Vào thế kỷ thứ XVIII, ở nước Anh, những người phụ nữ trang điểm còn bị khép tội lừa đảo, nhưng nay việc trang điểm cho phụ nữ đã được đẩy lên thành một nghề hái ra tiền. Con người đã thỏa hiệp với các dạng nói dối vô hại và sự giả dối không lời như sử dụng mỹ phẩm, tóc giả, phẫu thuật thẩm mỹ… Đó là do nhu cầu của cuộc sống.
Nhà văn Mark Twain đã viết: “Người ta giả dối bất cứ khi nào, cả trong lúc ngủ và lúc thức, trong lúc buồn và vui. Nếu người nào đó giữ được cái lưỡi im lặng, anh ta sẽ chuyển sang giả dối bằng thái độ”. Sự giả dối giống như một thứ kỹ năng, tồn tại trong mỗi con người và được sử dụng khá thoải mái.
Đã có một số nghiên cứu nghiêm túc về sự nói dối của con người. Năm 2004, nhà tâm lý học Robert S.Feldman ở Đại học Massachusetts(Mỹ), sau khi phân tích những cuộc nói chuyện của sinh viên với người lạ, đã công bố: Hơn 60% số người có biểu hiện nói dối trong khoảng thời gian mỗi 10 phút. Mức độ dối trá được sắp xếp từ thổi phồng cho đến bịa đặt.
Nam giới và nữ giới có tần suất nói dối như nhau, nhưng mục đích nói dối khác nhau. Trong khi phụ nữ có khuynh hướng giả dối để đối tượng yên tâm thì nam giới lại dùng sự giả dối cốt để tự an ủi chính mình. Vì sao con người dễ dàng lừa dối và bị lừa dối đến vậy? Vì điều đó góp phần không nhỏ vào sự thành công trong quá trình sinh tồn của chúng ta.
Dối trá để tồn tại, dối trá để giúp nhau, dối trá để thăng tiến… Có thể nói, dối trá là một “sản phẩm đa năng” được sinh ra từ não bộ, giúp con người thoát hiểm trong nhiều trường hợp nguy cấp. Nhưng cũng chính dối trá hủy hoại nhiều điều tốt đẹp ở con người. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, những người bình thường nói dối cho yên chuyện, để hưởng lợi tí chút.
Còn những người có chức, có quyền nói dối để thực hiện những dự tính, những âm mưu của mình. Chính vì vậy đây là sự dối trá rất nguy hiểm vì chúng thường được tô vẽ cho tốt đẹp hoặc được “bảo kê” bằng sự đe doạ. Họ dựa trên nguyên tắc: Con người nếu không tin thì cũng phải biết sợ.
Người Việt Nam hiện nay có lẽ sợ công an nhất. Đến bọn trẻ con không chịu ăn, mẹ dọa: “Không ăn các chú công an đến bắt bây giờ!”, thế là chúng nó nuốt lấy, nuốt để. Dối trá đã có điều kiện phát triển tràn lan và đang tác oai, tác quái.
Bệnh thành tích là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự dối trá tập thể. Điều này chúng ta dễ dàng nhận ra khi các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan làm báo cáo tổng kết cuối năm thời bao cấp.
Đọc các báo cáo này, chúng ta thấy hầu hết đều đạt được những thành tích cao, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Đây là sự dối trá của nhiều tập thể, chính vì vậy mà có những lúc chúng ta phải cãi vã với nhau để giành được quyền mua một chiếc áo may ô hay một ống kem đánh răng.
Cũng xin được nói thêm là việc báo cáo láo chính là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cường quốc Liên Xô sụp đổ. Những số liệu thống kê đẹp đẽ đã khiến một số nhà lãnh đạo quan liêu vẫn tưởng rằng Liên Xô đang phát triển vững chắc.
Sự thật, cuối những năm bảy mươi của thế kỷ XX kinh tế Liên Xô đã bước vào suy thoái. Dân khổ nên người ta chán chế độ, lười làm việc, chờ cơ hội để phán kháng. Bây giờ ở Việt Namchúng ta không thiếu đồ dùng nữa nhưng không phải vì thế mà sự dối trá ít đi.
Sự dối trá hiện nay trở nên tinh vi hơn, xảy ra ở cả những nơi tôn nghiêm, sang trọng.
Do vậy, ảnh hưởng xấu của nó cũng ghê gớm hơn, lâu dài hơn.
Đảng Cộng sản Việt Namđang phát động phong trào chỉnh Đảng nên tôi nói thêm điều này: Rất nhiều người dối trá khi vào Đảng. Chỉ cần so sánh những việc làm của họ hiện này với những lời thề, lời hứa tại lễ kết nạp là chúng ta nhận ra sự dối trá ngay thôi.
Tôi xin nói cụ thể hơn: Cách đây khoảng 30 năm, tôi (khi đấy đang công tác tại Tạp chí Cộng sản) có tham gia cùng với một nhóm nhỏ của Ban Tuyên huấn Trung ương điều tra (chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu) động cơ vào Đảng. Kết quả thế này (đương nhiên là chỉ tương đối thôi, khó chính xác vì chúng tôi làm trong diện hẹp, phương pháp chưa thật sự khoa học): 1. Vì lý tưởng cộng sản: khoảng 7%; 2. Để có cơ hội tiến thân: khoảng 50%; 3. Cho yên chuyện: khoảng 43%. Trước cách mạng tháng 8 – 1945 và trong thời kỳ chiến tranh, đại đa số vào Đảng là vì lý tưởng vì vậy Đảng rất mạnh.
Còn bây giờ phần lớn những người vào Đảng lại không vì lý tưởng thì làm sao cho Đảng mạnh đây?! Chỉnh Đảng có giải quyết được vấn đề này không? Thật đáng lo là trong khoa học, trong giáo dục sự dối trá cũng đầy rẫy.
Tuyển sinh sau đại học hiện nay gian lận nhiều nhất.
Nhiều người khẳng định: Tại một số cơ sở đào tạo sau đại học, nếu không chạy tiền thì không thể nào thi đỗ để làm thạc sỹ, tiến sỹ! Hậu quả đáng buồn là khoa học – lĩnh vực đáng ra phải tuyệt đối trung thực cũng không thể “giữ mình” được nữa.
Tại sao có sự dối trá trong khoa học? Tại vì họ phải chạy chọt mất tiền mới thành thạc sỹ, tiến sỹ! Hơn nữa, nếu có những nhà khoa học được đào tạo minh bạch, nghiêm túc; họ lạị bị quản lý theo luật công chức như quản lý các nhân viên hành chính.
Vì vậy đáng ra các nhà khoa học chỉ tập trung vào nghiên cứu, sáng tạo thì lại phải đối phó với rất nhiều thứ. Có một số viện nghiên cứu khoa học ở Hà Nội bắt tất cả cán bộ, nhân viên phải lấy vân tay để làm thẻ vào cửa.
Những người không chịu làm thẻ thì bị kỷ luật, thậm chí không được vào phòng làm việc. Còn những người làm thẻ rồi, đến phòng làm việc ngủ vẫn được chấm công. Quản lý như vậy không sinh ra sự dối trá mới lạ!?
Về nguyên tắc, ở đâu mà sự dối trá ngự trị thì ở đó khoa học không hoạt động có hiệu quả được. Khoa học ViệtNam vài chục năm nay hầu như không có thành tựu gì đáng kể. Xây dựng một trường đại học có chất lượng cao, có đẳng cấp quốc tế chúng ta cũng không làm được thì nói gì đến những phát minh?! Điều này có nhiều lý do, nhưng lý do chính là nền khoa học của chúng ta đang bị tha hoá, đang có sự dối trá ở trong đó.
Nhưng xét cho cùng, sự giả dối vẫn là thói xấu bị muôn đời bị con người căm ghét. Đã căm ghét thì phải tìm cách đấu tranh, loại bỏ. Nhận diện sự giả dối không hề khó. Chỉ qua một vụ rắc rối ở Tiên Lãng, chúng ta đã thấy sự dối trá phơi bày ra cả. Sự dối trá nổi đình nổi đám nhất, chưa biết thuộc về ai? Một số người phản ánh: Bí thư Thành ủy Hải Phòng nói ngược lại kết luận của Thủ tướng.
Những người lãnh đạo Câu lạc bộ Bạch Đằng khẳng định ngược lại. Sự thật chỉ có một, cái không đúng với sự thật là dối trá. Chỉ có điều chưa ai làm rõ điều này. Đã có toàn văn kết luận của Thủ tướng. Chỉ cần công bố nội dung buổi nói chuyện của Bí thư Thành ủy Hải Phòng, chúng ta biết được ai là người dối trá và Bí thư có nói ngược lại kết luận của Thủ tướng không?
Đấu tranh với dối trá mới là điều cần bàn, cần động viên nhau vì đây là việc làm nguy hiểm. Tại sao nguy hiểm? Bởi vì sự dối trá gây nguy hại nhiều nhất thuộc về những người có chức, có quyền.
Cái câu tục ngữ “Muốn nói gian làm quan mà nói” tưởng chí đúng với quan ngày xưa, hóa ra đúng với cả thời nay.
Vấn đề nơi đỗ xe đang nóng bỏng ở Hà Nội. Hậu quả của việc này cũng do sự dối trá gây nên: Bao nhiêu điểm quy hoạch để đỗ xe thì họ lại làm việc khác. Ai làm được việc này nếu không phải là quan chức?
Một ví dụ cụ thể: Báo chí (đặc biệt là báo Tiền Phong) phản ánh về những sai phạm trong việc cống hoá đoạn mương Liễu Giai – Linh Lang trên đường Phan Kế Bính để làm chỗ đỗ xe. Lãnh đạo quận Ba Đình và Tp Hà Nội đã vào cuộc. Họ nói chắc nịch: “Phần nào làm không đúng với thiết kế phải dỡ bỏ!”. Có người tưởng đây là thái độ quyết liệt và trung thực, nhưng phần lớn nhận ra rằng, đây chỉ là sự giả dối vì không chỉ rõ thời gian và cơ quan phải làm việc này.
Và đến nay toàn bộ công trình xây dựng ở đây đã được đưa vào sử dụng, nhưng lại là của hàng bán xe máy, quần áo, quán cà phê… Như vậy, chúng ta biết được sự giả dối, đã đấu tranh nhưng không có hiệu quả. Đấy chỉ là một ví dụ nhỏ và rất cụ thể thôi. Trong cuộc sống hiện nay, còn nhiều sự giả dối to lớn và nghiêm trọng hơn nhiều vẫn tiếp tục diễn ra một cách công khai. Chuyện bức xúc nhất hiện nay là hàng loạt ô tô, xe máy bỗng nhiên bị cháy mà không rõ nguyên nhân – đây là hậu quả tổng hợp của nhiều sự giả dối cùng một lúc, trong đó có xăng bị pha chế, có sự bất lực của khoa học, có sự vô trách nhiệm của những người quản lý.
Bắt quả tang những người làm bẩn xăng có khó không? Không khó, báo chí đã chỉ ra. Tìm ra nguyên nhân cháy xe có khó không? Cũng không vì cấu tạo ô tô, xe máy chẳng còn gì là bí ẩn nữa. Cái khó ở đây là những người có trách nhiệm chỉ giả vờ quan tâm, giả vờ tích cực, giả vờ quyết liệt. Nguyên nhân xe cháy chắc chắn sẽ được tìm ra vì đây là một vụ việc cụ thể và không quá rối rắm. Cái đáng lo nhất hiện nay là sự giả dối ở tầm vĩ mô.
Nói một cách rõ ràng, thẳng thắn thì những phát biểu chung chung, những lời hứa hão, những mục tiêu to tát không đi kèm những biện pháp khả thi cũng là sự giả dối. Hơn nữa, sự giả dối loại này gây tác hại to lớn và lâu dài. Mà đấu tranh với những loại giả dối này là vô cùng khó. Muốn đấu tranh có hiệu quả với sự giả dối, cần phải có sự dũng cảm ở trong mỗi con người. Một khi con người không sợ hãi mới mong đấu tranh với sự dối trá có kết quả. Chiến dịch chỉnh Đảng đang bắt đầu, có hy vọng gì không?…
H.B.K
Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012
BÓNG PHẬT Ở TRƯỜNG SA
“Ra Trường Sa là để hành đạo, nhưng ý nghĩa lớn lao hơn là muốn góp một phần nhỏ Phật sự của mình cho quốc gia, dân tộc”. Đó là những lời nói từ đáy lòng của Đại đức Thích Giác Nghĩa.
Nhìn lại, có thời kỳ, đạo Phật ở Việt Nam được xem như quốc giáo. Những nhà sư lừng danh cũng đã từng là những vị vua tài đức vẹn toàn. Hôm qua có thể họ cầm gươm ra trận để bảo vệ đất nước nhưng khi Tổ quốc sạch bóng quân thù, lập tức chiến bào được thay bằng cà sa. Cũng có thể hôm qua họ là nhà sư đấy, nhưng khi đất nước lâm nguy, áo cà sa xin gửi lại nhà chùa và họ sẵn sàng lên đường ra trận.
Có lẽ chưa có nơi nào mà việc hành đạo nơi cửa Phật lại được các nhà sư “xuất-xử” một cách hợp với lẽ đời như ở Việt Nam. Đạo phải được gắn với Tổ quốc.
Cách đất liền hàng trăm hải lý, giữa tiếng sóng gầm, gió rít…tiếng chuông chùa lại ngân lên. ..Những ngôi chùa ấy đã đứng trong mưa nắng biển Đông, ngấm vị mặn gió đại dương cùng những người lính đảo thức canh suốt đêm ngày nơi phần đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Hình ảnh chư tăng ra Trường Sa trụ trì là hình ảnh ấn tượng, sức mạnh lớn lao, vững vàng tinh thần trước vô biên khó khăn của nghiệp giữ đất đai hương hỏa tổ tiên và biển cả quê hương.
Một ngày trong tiết tháng ba
Rền vang tiếng hịch Trường Sa gọi mời
Yêu tổ quốc, yêu con người
Bóng Phật in giữa góc trời bão giông.
Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012
Chẳng biết bắt đầu từ đâu...
Mình yêu…
KHÔNG...
Phải nói chính xác là mình lại
yêu…ở cái tuổi này…YÊU có vẻ là xa xỉ…
....vì sự nghiệp ở cái tuổi này quan trọng
hơn tất cả…nhưng… chẳng biết nữa. Tự dưng con tim lại rung động…
Biết em từ lâu…ký ức của 13 năm
trước…em là cô bé có làn da trăng… dễ thương…có vẻ nhút nhát…ít nói (mà hồi đó mình có dám nói chuyện với con
gái bao giờ đâu)…chỉ biết em thế thôi…thích thích kiểu trẻ con.
…rồi thời gian qua…mình lớn…mối
tình đầu đến bất chợt như cơn mưa đầu mùa hạ làm mình bối rối…rồi lại đi bất chợt
đi như cơn gió cuối đông làm mình mãi không quên…
Biết đượi tin tức của em lại qua
người … cũ. Gặp em…nhìn ánh mắt của em…mình biết...mình sẽ bị ánh mắt ấy chinh
phục… với ai không biết…nhưng với mình…tốt nhất không nên yêu nữa…
...thận trọng…không
tiếp xúc với em nhiều…dù muốn…nhưng nhớ…lại nhờ …người cũ để có lý do thi thoảng
đến với em…
...rồi làm liều đến một mình…lại bối rối…không biết nữa…lại làm thơ…viết
cả thư tình…nhưng không dám gửi…kiềm chế mãi đến hơn 3 tháng không gặp…
...nhưng
ánh mắt…cái tên đó cứ ám ảnh…tết về xin gặp…em không cho…nhớ…nhưng lí do gì để
gặp chứ…thôi vậy…kiềm chế bản thân…
...hơn 2 tháng sau…lại đến…nhớ khó chịu
thiệt…rồi tự dưng giữ dội…không kiềm chế được…cầm tay em…em
hỏi vì sao thích em…mình cười…chẳng biết nữa…thích là thích…cái gì cũng thích
thôi…em lại nói…em lại nghĩ…có lẽ vì em chưa yêu ai nên có lẽ nhiều người muốn
tán em...
…mình không thế…mình đã yêu…nên…mình
hiểu và trân trọng thứ tình cảm mình có…dù có được đáp nhận hay không…mình
không cảm tính như những lần trước nữa…mình thận trọng…nhưng đôi mắt ấy đầy ma
lực…càng cố rời xa…lại kéo lại gần...
…rồi cái gì đến cũng đến…mình thổ
lộ…em cố từ chối…nhưng nhìn đôi mắt em…mình biết…em cũng có cảm tình với mình…
giờ ngồi làm việc nhưng nhớ em…viết mấy dòng…đỡ nhớ…ngày hôm nay sẽ sao nhỉ…gọi
điện…nhắn tin cho em chăng…nhưng em nói là không thích…thôi…kiềm chế vậy…giờ
này là 5h24 phút…chắc em vẫn còn ngủ… NHỚ QUÁ…
Bằng cấp và tài năng…
Gần 200 cán bộ, quan chức thuê người thi hộ ở Đồng
Nai đã lộ diện khi một đường dây làm giấy tờ giả bị công an triệt phá. Đồng thời,
một hệ thống tổ chức thi kèm, thi hộ rất quy mô tại Trường Đại Học Lạc Hồng, TP
Biên Hòa cũng được phanh phui.
Nhìn thực trạng này, ai cũng phải giật mình hoảng hốt,
không biết cứ thế này rồi giáo dục nước nhà đi về đâu ?
Giáo dục đi về đâu khi… cán bộ, quan chức có tiền là
thuê được người thi hộ, đó là chưa kể đến nạn học hộ…
Thi hộ…học hộ…chỉ với một mục đích là muốn được bổ
nhiệm, muốn được leo cao …nên mới có chuyện cán bộ, quan chức đua nhau đi thi...Đua
nhau đi học…mà học thật thì không nói làm gì…đằng này học giả…thi giả…thì thật
đáng để bàn.
Đáng để bàn vì, đường dây tổ chức thi hộ này bị bắt
và xử lý theo pháp luật thì đã đành. Nhưng những cán bộ, công chức thuê thi hộ
thì có đáng bị pháp luật xử lý nghiêm hay không…
Vì chính những kẻ này đã biến bức tranh giáo dục nước
nhà thành một cuộc biến hình trên quy mô xã hội, bất chấp các quy chuẩn tối thiểu
của đạo đức và học thuật.
Khi đó người trung thực, kẻ thực tài không có đất sống,
họ bị đẩy ra rìa. Đây chính là điều làm nên thực họa. Ở bất kỳ nơi đâu, khi hiền
tài bị ruồng bỏ, kẻ bất tài khoác áo hư danh hoành hành xã hội, thì ở đó cái họa
lớn đã chất đầy. Vô cùng đáng sợ.
Đảng và Nhà nước ta luôn có chính sách trọng dụng hiền
tài. Ngay trong Luật Công chức cũng đã ghi rất rõ: “Nhà nước có chính sách để
phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có
tài năng”.
Nhưng vấn đề ở chỗ thế nào là tài năng thì luật
không nói đến. Từ đó người ta tự do thoải mái định danh theo cách người tài là
người có bao nhiêu giải thưởng, bao nhiêu huân huy chương, học hàm thế nào, học
vị ra sao…mà quyên mất bằng cấp cao phải đi liền với tài năng mới là tố chất của nhà lãnh đạo.
Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012
Nhớ quá những con đường…
Muốn ngủ dậy, chẳng cần nghĩ ngợi xách ba lô đi ra bến
xe…
Thấy xe nào thích... thì nhảy lên và nó chở mình đi đến đâu thì đến như ngày xưa…
Thấy xe nào thích... thì nhảy lên và nó chở mình đi đến đâu thì đến như ngày xưa…
Khi là sinh viên năm 2, thấy chán, vác ba lô ra bến xe. Có anh Tài hỏi? Đi Đà Nẵng không anh? Ừ thì đi. Thế là leo lên xe ngủ 1 giấc, tỉnh dậy thì trời cũng đã chiều. Lôi điện thoại ra điện cho mấy đứa bạn ở Đà Nẵng. Ra đón tao. 1 tiếng nữa có mặt ở Đà Nẵng rồi. Bọn nó tưởng đùa… nhưng mà thật.
Ngày đó mình tắm ở bãi đá ngầm đến cháy cả da. Lại lặn xem được cá biển bơi tung tăng…lại bẻ trộm cả san hô nữa…rồi Hội An…Rồi dạo biển đêm khuya…Rồi trò chuyện với những con người Đà Nẵng dễ mến...
Ai trời đi tắm biển mà không mang tiền, nên gửi xe mà chẳng có tiền trả…Bác giữ xe thì cười…thôi về đi hôm sau lấy…Mình bảo có quay lại đâu mà lấy…bác cười trừ…, mình về lấy tiền mang ra trả bác… lại chụp ảnh cả con gái bác nữa chứ…cô bé cứ thẹn thùng làm mình ấn tượng mãi…
Ai trời đi tắm biển mà không mang tiền, nên gửi xe mà chẳng có tiền trả…Bác giữ xe thì cười…thôi về đi hôm sau lấy…Mình bảo có quay lại đâu mà lấy…bác cười trừ…, mình về lấy tiền mang ra trả bác… lại chụp ảnh cả con gái bác nữa chứ…cô bé cứ thẹn thùng làm mình ấn tượng mãi…
Bãi biển san hô ở Đà Nẵng
Hai ngày lượn ở Đà Nẵng. Chán. Mình về Huế… Lại điện cho mấy thằng bạn. Đón tao…lại say, lại hát, lại đi dạo phố đêm khuya. Còn nhớ khi mọi người đã say, mình lẻn ra đường đi chơi 1 mình. Đêm ở Huế thật buồn và mơ mộng. Một nhóm công nhân chơi bài, văng tục và chửi bậy “Đ m mày ăn gì mà ăn hoài zây…” thấy hay hay, lại lang thang….Thấy 1 cây cầu… không to, không nhỏ, không tên, nhưng rất đẹp…tiếng cá đớp dưới ao bèo…
Đại nội Huế
Gần sáng về phòng trọ…bạn vẫn còn say, vẫn còn ngủ…Đợi... rồi
đi ăn sáng, đi xem lăng, xem tẩm…
Tối hôm đấy lại lên xe về Hà Tĩnh thăm nhà. Gặp mình mẹ bảo “trời, răng da cháy đen hết rứa…” Mình lại
cười ….
Hôm sau ra Nghệ An…nhưng chán chơi...Thấy thoải mái…Về Hà Nội…lại
làm việc, lại học tập…
Giờ lại nhớ…lại muốn đi…muốn bước trên những con đường mới …
muốn không phải nghĩ… Ừ…đi rồi sẽ đến…chán lại trở về…
Lại nhớ những chuyến đi...
Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012
Đừng hỏi vì sao tôi yêu em
Đừng hỏi vì sao tôi yêu em
Để mắt tôi nhìn em bối rối
Để miệng tôi cười trừ thật vội
Vì...em là...tất cả tôi yêu...
Để mắt tôi nhìn em bối rối
Để miệng tôi cười trừ thật vội
Vì...em là...tất cả tôi yêu...
Mượn câu thơ của ai đó để nói lên nỗi niềm của gã khờ đang yêu.....
Hà Nội 15/3/2012
Hà Nội 15/3/2012
Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012
Phố không em
Nắng đã chia tay những con đường mùa hạ,
Mưa cũng chẳng về lối nhỏ vắng em.
Chim chẳng buồn hát lời tình ca năm cũ,
Chiếc lá vàng cũng lặng lẽ rời cành.
Phố không em, tất cả cứ vô tình ...
Con phố nhỏ cũng thấy mình đơn độc.
Chẳng còn gì, cơn gió đi vô định,
Mây vẫn bay nào có biết về đâu.
Phố không em còn nghĩa lý gì đâu,
Tôi cứ lang thang bên hàng liễu rủ.
Những con phố, nhưng hàng cây ngày cũ,
Giờ không em tất cả cứ vô hồn.
Phố không em, phố hóa hững hờ,
Mặt trời nay đâu phải mặt trời hôm trước.
Chốn cũ ngày xưa sao giờ xa lạ quá,
Vắng em rồi, nay tôi đâu biết gì đâu.
Mưa cũng chẳng về lối nhỏ vắng em.
Chim chẳng buồn hát lời tình ca năm cũ,
Chiếc lá vàng cũng lặng lẽ rời cành.
Phố không em, tất cả cứ vô tình ...
Con phố nhỏ cũng thấy mình đơn độc.
Chẳng còn gì, cơn gió đi vô định,
Mây vẫn bay nào có biết về đâu.
Phố không em còn nghĩa lý gì đâu,
Tôi cứ lang thang bên hàng liễu rủ.
Những con phố, nhưng hàng cây ngày cũ,
Giờ không em tất cả cứ vô hồn.
Phố không em, phố hóa hững hờ,
Mặt trời nay đâu phải mặt trời hôm trước.
Chốn cũ ngày xưa sao giờ xa lạ quá,
Vắng em rồi, nay tôi đâu biết gì đâu.
Trần Bang-HN
Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012
Thế thái nhân tình gớm chết thay
“Thế thái nhân tình gớm chết thay
Lạt nồng coi chiếc túi vơi đầy”
Lạt nồng coi chiếc túi vơi đầy”
Đám cưới “siêu khủng” vừa qua ở Hương Sơn - Hà Tĩnh quê tôi đang trở thành một mối quan tâm của dư luận vì nhiều lẽ.
- Ở một xứ nghèo dân chúng bỗng dưng được ăn chơi sang, dù là chơi ké và ăn ké cũng là một dịp vui vô hại.
- Và nếu không có đám cưới này thì dân nghèo ở đây biết đến bao giờ mới được nhìn tận mắt những Đàm Vĩnh Hưng, Phi Nhung, Mạnh Quỳnh...
- Biết đến bao giờ mới tận mắt thấy một chiếc siêu xe chuyên dùng để đi chơi có giá cả mười ngàn con trâu! Âu cũng là dịp đưa “văn minh” đến xứ bọ vậy.
Đây là tiền túi của người ta, họ không xà xẻo tiền chùa, quỹ nhà nước như mấy ông quan tham. Còn mình thì no con mắt, ngon cả miệng, no cả bụng, mất gì của bọ mà lăn tăn cho nhọc lòng?
Có câu:
Hễ không điều lợi, khôn thành dại
Ðã có đồng tiền dở cũng hay
Khôn khéo chẳng qua ba tấc lưỡi
Hẳn hoi không hết một bàn tay
Suy ra cho kỹ chi hơn nữa
Bạc quá vôi mà mỏng quá mây.
Tiền thà tiêu ở xứ mình còn hơn là vứt ở xứ người.
“Khôn khéo chẳng qua ba tấc lưỡi’, thiên hạ mà chửi đây là đám cưới hoang phí trên quê nghèo cũng đúng. Bảo là chơi hoang khi “quê mày còn nghèo, bà con dân làng còn ăn đong, ăn đếm từng bữa” cũng đúng…
Nhưng nếu thiên hạ “rộng lòng” nói gia đình giàu có này thỉnh về để mời nhân dân trong huyện thưởng thức, nhìn tận mắt bắt tận tay cac ca sỹ nổi tiếng đồng thời mời bác con chén rượu nhạt “nhân dịp có con dâu mới”, cũng chẳng sai.
“Khôn khéo chẳng qua ba tấc lưỡi’, một sự kiện, hiện tượng được đánh giá là lãng phí, chơi ngông hay là một nghĩa cử từ thiện văn hóa thì cũng do “ba tấc lưỡi”!
Hãy nghĩ nếu không có sự kiện này, thì cụ già, em nhỏ ở vùng quê nghèo này biết đến bao giờ mới mua được cái vé nghe Mr Đàm hát?
Lâu nay, chỉ nghe nói chuyện từ thiện cơm áo gạo tiền, mì sợi, áo phao...
Những thứ ấy rất cần, nhưng cũng nên nghĩ tới “từ thiện văn hóa cao cấp” cho những vùng đất có truyền thống văn hóa, rất khao khát văn hóa mà lại nghèo chứ…
Nếu có lỗi, để dư luận phải trách móc có lẽ là do gia đình này trong lúc “bối rối” đã thiếu tế nhị trong cuộc sống, dẫn đến một sự miệt thị vô tình, không phải cố ý mà chỉ do cạn nghĩ, thích khuếch trương, Suy ra cho kỹ chi hơn nữa /Bạc quá vôi mà mỏng quá mây.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)