Gần 200 cán bộ, quan chức thuê người thi hộ ở Đồng
Nai đã lộ diện khi một đường dây làm giấy tờ giả bị công an triệt phá. Đồng thời,
một hệ thống tổ chức thi kèm, thi hộ rất quy mô tại Trường Đại Học Lạc Hồng, TP
Biên Hòa cũng được phanh phui.
Nhìn thực trạng này, ai cũng phải giật mình hoảng hốt,
không biết cứ thế này rồi giáo dục nước nhà đi về đâu ?
Giáo dục đi về đâu khi… cán bộ, quan chức có tiền là
thuê được người thi hộ, đó là chưa kể đến nạn học hộ…
Thi hộ…học hộ…chỉ với một mục đích là muốn được bổ
nhiệm, muốn được leo cao …nên mới có chuyện cán bộ, quan chức đua nhau đi thi...Đua
nhau đi học…mà học thật thì không nói làm gì…đằng này học giả…thi giả…thì thật
đáng để bàn.
Đáng để bàn vì, đường dây tổ chức thi hộ này bị bắt
và xử lý theo pháp luật thì đã đành. Nhưng những cán bộ, công chức thuê thi hộ
thì có đáng bị pháp luật xử lý nghiêm hay không…
Vì chính những kẻ này đã biến bức tranh giáo dục nước
nhà thành một cuộc biến hình trên quy mô xã hội, bất chấp các quy chuẩn tối thiểu
của đạo đức và học thuật.
Khi đó người trung thực, kẻ thực tài không có đất sống,
họ bị đẩy ra rìa. Đây chính là điều làm nên thực họa. Ở bất kỳ nơi đâu, khi hiền
tài bị ruồng bỏ, kẻ bất tài khoác áo hư danh hoành hành xã hội, thì ở đó cái họa
lớn đã chất đầy. Vô cùng đáng sợ.
Đảng và Nhà nước ta luôn có chính sách trọng dụng hiền
tài. Ngay trong Luật Công chức cũng đã ghi rất rõ: “Nhà nước có chính sách để
phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có
tài năng”.
Nhưng vấn đề ở chỗ thế nào là tài năng thì luật
không nói đến. Từ đó người ta tự do thoải mái định danh theo cách người tài là
người có bao nhiêu giải thưởng, bao nhiêu huân huy chương, học hàm thế nào, học
vị ra sao…mà quyên mất bằng cấp cao phải đi liền với tài năng mới là tố chất của nhà lãnh đạo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.