Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Thuyết chân rồng



Hôm trước về quê nói chuyện với mấy thằng tàu khựa về cái lý lẽ…đường lưỡi bò tại đây.

Hôm nay, thấy cái hình vẽ đất nước Việt Nam thành con rồng có hai chân vươn ra lấy 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa… thấy so với cái lưỡi bò lè ra từ cái đầu…là đất nước TQ thì rõ ràng đất nước VN tuy bé nhưng oách hơn và có lý lẽ hơn nhiều…

Oách hơn là vì lịch sử dân tộc Việt Nam đã khởi đầu bằng một huyền thoại cao đẹp, huyền thoại "con rồng cháu tiên".

Tổ tiên chúng ta nói rằng, vua Lạc Long Quân thuộc dòng dõi rồng, phối hiệp với nàng Âu Cơ sinh ra một cái bọc có khoảng trăm trứng. Từ đó sinh ra một dòng giống Việt.
Sau đó, Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau. Mẹ dắt năm mươi con lên núi. Cha đưa năm mươi con xuống biển.

Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: khi cần thì gọi, ta về ngay. Từ đó dòng giống Việt này được phát triển.

Lý lẽ hơn là vì qua biểu tượng rồng tiên trên đây ông bà tổ tiên muốn dạy chúng ta rằng: con người là một kết hợp vừa biến hóa vừa trường cửu, vừa vật chất, vừa siêu phàm, vừa linh ẩn, vừa thường hằng, vừa xinh đẹp dịu hiền, vừa hùng dũng cương quyết, vừa tình vừa lý, vừa chan chứa yêu thương, vừa uy lực vô song.

Lại nữa, từ hình ảnh một cái bọc trong đó thoát ra trăm cái trứng, nói lên tình liên đới thâm sâu của con người. Người Việt Nam gọi nhau bằng đồng bào ruột thịt, nghĩa là cùng chung một bào một bọc. Hơn nữa, tình nghĩa đồng bào ấy không chỉ dừng lại trong biên giới đồng bào ấy, không chỉ dừng lại trong biên giới của một dân tộc mà trải dài đến toàn thể nhân loại. Ðó cũng là ý nghĩa được chứa đựng trong huyền thoại của con rồng cháu tiên, và đó cũng là đạo làm người mà ông bà tổ tiên đã muốn truyền lại cho con cháu mình.

Sống cho ra người, sống xứng với phẩm giá con người, sống cho thật tính người, đó là con đường đích thật để sống. Một cách cụ thể là khi chúng ta sống đúng với vai trò của mình trong gia đình, trong xã hội, đó là lúc chúng ta đang sống đạo làm người.

Nay anh em ta ở Quảng Ngãi nói chung và Lý Sơn nói riêng và nhiều vùng biển khác nữa bị bắt nạt, bị ngăn cản, đe dọa nhưng với truyền thống cha ông…anh, em ta vẫn quyết chí ra khơi xa, bám giữ ngư trường truyền thống.

Tình yêu biển, khát khao chinh phục đại dương luôn cháy bỏng trong tim. “Chỉ có vươn ra khơi xa, bám biển đến cùng mới thực hiện được khát vọng làm giàu từ biển”.
Hoàng Sa là đảo, là biển, là đất đai, máu thịt của Việt Nam, của con cháu Rồng-Tiên. Nơi đó, bao thế hệ tổ tiên chúng ta đã đổ mồ hôi nước mắt, hy sinh xương máu để gìn giữ.

Ngày xưa, cha rồng là Lạc Long Quân trước khi xuống biển có dặn với mẹ Âu Cơ: khi cần thì gọi, ta về ngay.

Nay anh em của ta dưới biển cần, thì anh em ở trên đất liền lẽ nào làm ngơ…
KHÔNG…anh em sẽ luôn hướng về phía có những người anh em lòng gang, dạ sắt… vẫn kiên trì bám biển…và so với cái lưỡi bò kia…thì thuyết chân rồng của chúng ta còn tự hào hơn chứ, sao không!



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.