Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

BÓNG PHẬT Ở TRƯỜNG SA




“Ra Trường Sa là để hành đạo, nhưng ý nghĩa lớn lao hơn là muốn góp một phần nhỏ Phật sự của mình cho quốc gia, dân tộc”. Đó là những lời nói từ đáy lòng của Đại đức Thích Giác Nghĩa.

Nhìn lại, có thời kỳ, đạo Phật ở Việt Nam được xem như quốc giáo. Những nhà sư lừng danh cũng đã từng là những vị vua tài đức vẹn toàn. Hôm qua có thể họ cầm gươm ra trận để bảo vệ đất nước nhưng khi Tổ quốc sạch bóng quân thù, lập tức chiến bào được thay bằng cà sa. Cũng có thể hôm qua họ là nhà sư đấy, nhưng khi đất nước lâm nguy, áo cà sa xin gửi lại nhà chùa và họ sẵn sàng lên đường ra trận.

Có lẽ chưa có nơi nào mà việc hành đạo nơi cửa Phật lại được các nhà sư “xuất-xử” một cách hợp với lẽ đời như ở Việt Nam. Đạo phải được gắn với Tổ quốc.

Cách đất liền hàng trăm hải lý, giữa tiếng sóng gầm, gió rít…tiếng chuông chùa lại ngân lên. ..Những ngôi chùa ấy đã đứng trong mưa nắng biển Đông, ngấm vị mặn gió đại dương cùng những người lính đảo thức canh suốt đêm ngày nơi phần đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Hình ảnh chư tăng ra Trường Sa trụ trì là hình ảnh ấn tượng, sức mạnh lớn lao, vững vàng tinh thần trước vô biên khó khăn của nghiệp giữ đất đai hương hỏa tổ tiên và biển cả quê hương.

          Một ngày trong tiết tháng ba
          Rền vang tiếng hịch Trường Sa gọi mời
          Yêu tổ quốc, yêu con người
          Bóng Phật in giữa góc trời bão giông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.